Bà ngoại cho nhà em đất khi ông ngoại mất có hợp pháp

ba-ngoai-cho-datHiện nay em đang vướng vào một vấn đề khúc mắc. Ông bà Ngoại e có 5 người con, mẹ e là con thứ 2, tuy nhiên bố mẹ e đã ly hôn và mẹ em về ở với ông bà ngoại từ năm 1985.Ông ngoại em mất năm 1994 - không có di chúc, hiện nay bà ngoại vẫn còn sống.Theo như ý nguyện của ông lúc còn sống nói là có chia cho mẹ em khoảng 200m2 đất trong tổng diện tích đất của ông bà khoảng hơn 700m2.

 

Bác cả, anh trai của mẹ em ông bà đã chia một phần đất của họ hàng để lại, thuộc quyền sở hữu của ông bà từ những năm 1960 - 1970.

Dì thứ 3 của ông bà đã từ chối quyền thừa kế ( có giấy viết tay). Hiện nay còn mẹ em, cậu thứ 4 và dì út (chưa lấy chồng).

Hiện nay bà ở địa phương e đang có đợt làm sổ đỏ chia lại đất, nên bà ngoại muốn chia khoảng đât hơn 200m2 cho mẹ e, nhưng hiện tại cậu thứ 4 không đồng ý.

Nếu theo như tư vẫn của anh tại diễn đàn trên thì phần đất của ông bà sẽ được chia làm đôi, 1/2 của ông sẽ được chia đều cho 5 người trong đó có cả bà ngoại (vì 1 dì đã từ chối quyền thừa kế).

1/2 phần của bà ngoại e thì bà ngoại có toàn quyền sử dụng mà không phải hỏi ý kiến của bất kỳ ai.

Như vậy thì việc bà ngoại cho nhà e hơn 200m2 đất có hợp pháp không a? và gia đình e cần có thủ tục gì để hoàn thiện giấy tờ a?

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

1. Nếu thửa đất 7000 m2 đó là tài sản thuộc quyền sở hữu chung của ông bà bạn thì ông bà bạn mỗi người được sở hữu 1/2 giá trị tài sản. Ông bạn đã qua đời, không để lại di chúc nên phần di sản của ông bạn sẽ thuộc về hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại Điều 676 BLDS, bao gồm: Các cụ của bạn (nếu còn sống), bà ngoại bạn và 5 người con.

-   Giấy khước từ di sản của Dì thứ 3 chỉ có hiệu lực nếu giấy đó được lập trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày ông ngoại bạn qua đời.

- Nay ông ngoại bạn chết đã quá 10 năm nên nếu có tranh chấp về thừa kế thì Tòa án cũng không giải quyết. Do vậy, nếu mẹ bạn muốn được nhận phần di sản thừa kế của ông ngoại bạn thì phải thỏa thuận được với các anh, chị em về việc phân chia thừa kế. Nếu không thỏa thuận được việc phân chia di sản của ông ngoại bạn thì ai đang quản lý, tiếp tục được quản lý, sử dụng theo pháp luật.

2. Phần của bà ngoại bạn 1/2 giá trị tài sản, bà ngoại bạn có quyền định đoạt. Tuy nhiên, phần sở hữu của bà bạn đang nằm trong khối tài sản chung với ông bạn (chưa được cấp GCN QSD đất riêng). Do vậy, nếu bà ngoại bạn thỏa thuận phân chia được phần sở hữu của bà thì bà mới có thể thực hiện được thủ tục định đoạt tài sản.

- Nếu các cậu, dì của bạn không đồng ý để bà bạn được định đoạt 200m2 thì bà bạn có thể lập di chúc để định đoạt phần quyền sở hữu tài sản của bà bạn cho mẹ bạn hoặc bà bạn có thể yêu cầu Tòa án xác định và chia quyền sở hữu của bà bạn trong khối tài sản chung đó. Sau khi có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì bà bạn xin cấp GCN QSD đất và tiến hành thủ tục sang tên cho mẹ bạn, các cậu, dì bạn không thể cản trở được nữa.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ , tư vấn pháp luật tốt nhất

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN