Phân chia di sản thừa kế

phan-chia-di-san-thua-keGCNQSDĐ mang tên hộ Ông A cấp năm 2003, ông A đã chết năm 2005 vợ ông A còn sống. Vợ chồng ông A có 3 người con một người con C đã chết năm 2006, ông C có 1 vợ và 2 người con. Bố mẹ ông A đều đã chết năm 1990.

 Bây giờ tiến hành phân chia di sản thừa kế theo luật như sau:

Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

   a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

   b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

   c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ

Theo Điều 676 như trên thì phân chia di sản thừa kế sẽ cho vợ ông A, 2 con ông A, vợ ông C và 2 con ông C

Điều 677. Thừa kế thế vị

Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Nhưng theo Điều 677 ông C chết sau ông A như vậy tôi phân chia như trên có đúng không?. Nếu sai thì tại sao lại sai.

Tôi xin cảm ơn luật sư giỏi, uy tín!

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

Hãy nhấc máy gọi TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”

Điều 676 Bộ Luật Dân sự quy định: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Căn cứ Điều 675 Bộ Luật Dân sự, đây là trường hợp không có di chúc nên những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông A sẽ được hưởng thừa kế theo pháp luật với kỷ phần như nhau.

Tại thời điểm năm 2005, bố mẹ ông A đều đã chết nên vợ và 3 người con của ông A sẽ được hưởng di sản thừa kế trong đó có C là con của ông A (còn sống tại thời điểm ông A chết).

Điều 677 Bộ Luật Dân sự quy định về thừa kế thế vị chỉ áp dụng cho trường hợp C (là con) chêt trước ông A (là bố). Do vậy, bạn không thể áp dụng quy định này để chia đều di sản thừa kế ông A để lại cho vợ và 2 con của C (tương tự như những thành viên khác là vợ và con của ông A được).

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

Hãy nhấc máy gọi TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”