Cấp lại chủ quyền nhà cho Việt kiều
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
1/ Ba mẹ tôi là Việt kiều đã định cư ở nước ngoài năm 2001 nhưng có sở hữu 1 căn nhà ở Việt Nam (giấy chủ quyền thành phố cấp năm 2000).
Hiện ba mẹ tôi giao tôi quản lý và sử dụng căn nhà này nhưng không may tôi làm mất giấy chủ quyền. Vì vậy, thủ tục để ba mẹ tôi xin cấp lại giấy chủ quyền đã bị mất như thế nào, cơ quan nào giải quyết?
Trường hợp Nhà nước không đồng ý cấp lại giấy chủ quyền nhà đã bị mất cho Việt kiều thì nguyên nhân tại sao? Việt kiều nói chung đang sở hữu đất đai, nhà cửa có chủ quyền nhà đất hợp pháp ở Việt Nam nếu lỡ bị mất giấy tờ thì phải làm gì để xin cấp lại giấy tờ bị mất? (Ba mẹ tôi có ủy quyền hợp pháp cho tôi là đại diện cho ba mẹ tôi để xin cấp lại giấy chủ quyền đã bị mất).
2/ Tôi đang có kế hoạch đi định cư ở nước ngoài nhưng vẫn muốn giữ lại căn nhà ở Việt Nam và để lại cho người em quản lý (nhà do tôi mua đất dự án và xây dựng trên giấy phép của chủ đầu tư dự án, chưa có chủ quyền nhà do Nhà nước chưa cấp sổ đỏ cho chủ đầu tư dự án (tôi chỉ có hợp đồng mua bán với chủ đầu tư). Nhưng khi tôi đi nước ngoài mà căn nhà vẫn chưa có giấy tờ hợp pháp thì sau này tôi có gặp khó khăn gì để xin cấp giấy chủ quyền nhà hay không?
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật như sau:
Theo điều 17 của Luật nhà ở thì những người bị mất giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở có thể đề nghị Nhà nước cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Tuy nhiên, việc cấp lại này cũng phải phù hợp với các đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở như quy định tại điều 10 Luật nhà ở.
Theo điều 10 và điều 126 của Luật nhà ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, nếu về đầu tư lâu dài tại Việt Nam; người có công đóng góp với đất nước, nhà hoạt động văn hóa, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước; người được phép về sống ổn định tại Việt Nam và các đối tượng khác do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định được sở hữu nhà ở tại Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã về Việt Nam cư trú với thời hạn được phép từ sáu tháng trở lên được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ.
Do vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc diện sở hữu nhà ở tại Việt Nam, theo quy định hiện hành, sẽ chưa được cấp lại (bị mất) hoặc cấp đổi (đổi các giấy tờ đã được cấp trước đây sang giấy hồng hoặc giấy tờ bị rách, nát) giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Tương tự, căn nhà mà ông mua trong dự án về nhà ở mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở vào thời điểm ông đã định cư ở nước ngoài sẽ chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, nếu ông không thuộc các đối tượng được quy định tại điều 126 Luật nhà ở như đã nói trên.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất.
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người thân tại VN
- Lựa chọn hợp đồng ủy quyền hay giấy ủy quyền?
- Việt kiều mua nhà ở Việt Nam giao dịch như thế nào?
- Định cư ở nước ngoài, muốn bán nhà cha mẹ để lại trong nước
- Làm sao cho, tặng BĐS ở Mỹ cho người thân ở VN?
- Thủ tục chuyển đổi quyền sở hữu căn hộ
- DN có vốn đầu tư nước ngoài có được mua nhà ở cho chuyên gia?
- Thủ tục sang tên dự án cho nhà đầu tư nước ngoài
- Điều kiện cho người nước ngoài thuê nhà
- Tặng cho nhà ở thuộc sở hữu chung