Điều Kiện bảo hộ sáng chế

 

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây

- Có tính mới;

- Có trình độ sáng tạo;

- Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Có nghĩa là phải đảm bảo những vấn đề cốt lõi của sáng chế (gọi là điểm khác biệt) khi nộp đơn yêu cầu bảo hộ để có thể có được quyền bảo hộ phạm vi rộng, đầy đủ và chắc chắn. Ví dụ đối với GPKT dùng vật liệu V để giảm nhiễu trong mLưuáy điện thoại di động, thì chúng ta phải tự hỏi tại sao có thể giảm được nhiễu bằng cách sử dụng V. Nếu tính chất của V mang lại kết quả như vậy thì tính chất (X) là điểm khác biệt của sáng chế (chứ không phải vật liệu V). Chúng ta có thể mở rộng phạm vi bảo hộ cho các vật liệu khác cùng tính chất. Mặt khác các vật liệu này không chỉ giảm nhiễu cho điện thoại di động, mà còn hữu ích cho ăng ten các thiết bị viễn thông khác. Như vậy, yêu cầu bảo hộ phải là “sử dụng các vật liệu có tính chất X giảm nhiễu cho bộ phận thu phát các thiết bị viễn thông” thì mới đủ và chắc chắn. Nếu chỉ ghi yêu cầu bảo hộ: “vật liệu V để giảm nhiễu trong máy điện thoại di động” thì một người dùng vật liệu tương đương V’ để tạo ra hiệu quả tương đương sẽ không bị coi là xâm phạm sáng chế, vì phạm vi bảo hộ của sáng chế ban đầu quá hẹp

 Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại: 0394721077 - 0373844485 để được luật sư hướng dẫn chi tiết.

 

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền được quy định tại Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam và trong các văn bản thông tư, nghị định hướng dẫn về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.

Rất nhiều người thường đặt câu hỏi đăng ký nhãn hiệu để làm gì? cứ sử dụng thôi có sao đâu:. Đây là một nhận thức rất sai lầm của các cá nhân/ doanh nghiệp,

Nhãn hiệu chính là những dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm/ dịch vụ của cá nhân/ doanh nghiệp này với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực ngành nghề. Hay nói cách khác sự thành công của một doanh nghiệp không thể không có sự góp phần bởi một thương hiệu mạnh.

Đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại đâu

+ Tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam

+ Thông qua các đại diện sở hữu công nghiệp

Quy trình đăng ký nhãn hiệu độc quyền

a, Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

-       Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu)

-       Danh mục sản phẩm/ dịch vụ cần đăng ký

-       Giấy ủy quyền (nếu có)

b, Theo dõi đơn đăng ký nhãn hiệu

c, Nhận văn bằng bảo hộ

d, Sử dụng nhãn hiệu

e, Duy trì hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Là một trong những công ty đại diện sở hữu công nghiệp hàng đầu đông nam á, chúng tôi hân hạnh giới thiệu dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Tư vấn sơ bộ và giải đáp thắc mắc trước khi tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Tra cứu khả năng đăng ký của nhãn hiệu

Soạn thảo tờ khai, hồ sơ tài liệu cần thiết

Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu và theo dõi hồ sơ cho tới khi có kết quả

Nhận giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và bàn giao cho khách hàng

Dịch vụ duy trì hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký

Phối hợp xử lý vi phạm (nếu có)

 

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại: 0394721077 - 0373844485 để được luật sư hướng dẫn chi tiết.

 

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả, quyền liên quan

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Cục Bản quyền tác giả hoặc có thể nộp đơn tại Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở.

Cá nhân, pháp nhân nước ngoài có tác phẩm, chương trình biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại khoản 2 Điều 13 và Điều 17 của Luật Sở hữu trí tuệ trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Cục Bản quyền tác giả hoặc tại Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở.

Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả, quyền liên quan gồm có:

1. Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan (theo mẫu)

2. Bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan. Đối với những tác phẩm có đặc thù riêng như tranh, tượng, tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng gắn với công trình kiến trúc; tác phẩm có kích thước quá lớn, cồng kềnh bản sao tác phẩm được thay thế bằng ảnh chụp không gian ba chiều.

3. Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

4. Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

5. Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Các tài liệu quy định tại các điểm 3, 4 và 5 trên đây phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.

Bạn có thể tìm hiểu về thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

 

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại: 0394721077 - 0373844485 để được luật sư hướng dẫn chi tiết.

 

Bảo hộ quyền tác giả

Một nhạc sĩ, sáng tác nhiều ca khúc được phổ biến rộng rãi nhưng ông không làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Nay muốn khởi kiện người vi phạm quyền tác giả thì tòa án có giải quyết không? Thời hạn bảo hộ quyền tác giả với tác phẩm âm nhạc là bao nhiêu năm?

CHÀO BẠN:

Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP ngày 3/4/2008 của TAND Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại TAND thì tác giả có quyền nộp đơn để được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả theo quy định tại Điều 49 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Tuy nhiên, đây không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả. Khi có tranh chấp về quyền tác giả mà đương sự khởi kiện yêu cầu tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ, thì tòa án phải xem xét mà không phân biệt việc họ đã có giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả hay chưa, họ đã nộp đơn đăng ký quyền tác giả hay chưa?

Cũng theo Thông tư này khi hết thời hạn bảo hộ đối với quyền tác giả (trừ các quyền nhân thân theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ) thì Nhà nước và pháp luật không bảo hộ các quyền của tác giả nữa. Do đó, nếu các quyền đó vẫn còn trong thời hạn bảo hộ thì tòa án mới thụ lý đơn khởi kiện để giải quyết, trừ trường hợp pháp luật không quy định thời hạn bảo hộ đối với quyền tác giả.

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả được quy định như sau:

- Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 50 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.

- Tác phẩm không thuộc loại hình nói trên có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết.

Như vậy, thời hạn bảo hộ quyền tác giả với tác phẩm âm nhạc (tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn) là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết.

Thân ái!

 

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại: 0394721077 - 0373844485 để được luật sư hướng dẫn chi tiết.

 

Các bước đăng ký bảo hộ logo

logoLogo được hiểu là mẫu thiết kế đặc biệt theo dạng đồ họa và cách điệu hoặc theo dạng chữ viết để thể hiện hình ảnh của công ty. Để đảm bảo logo của doanh nghiệp mình không bị trùng hay nhầm lẫn với logo của doanh nghiệp khác các doanh nghiệp phải tiến hành đăng kí logo độc quyền. Đây là lĩnh vực thuộc đăng kí sở hữu trí tuệ.

Các thủ tục cần thiết để đăng kí logo độc quyền:

Đọc thêm...