Nhãn hiệu hàng hóa và quyền tác giả, thế nào là vi phạm nhãn hiệu

Cho tôi hỏi, về phần nhãn hiệu hàng hóa và quyền tác giả, thế nào là vi phạm nhãn hiệu?

Chào bạn!

Với câu hỏi này của bạn, theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 đã có sửa đổi bổ sung 2009 quy định tại Chường II (từ Điều 36 đến Điều 44) có quy định rất rõ về Chủ sở hưu tác phẩm mà theo đó có thể hiểu bao gồm:

Chủ sở hữu tác giả đồng thời là tác giả của tác phẩm (Điều 37)

Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả (Điều 39)

Đồng thời tại cá Điều còn lại trong Chương II, bạn còn có thể thấy được các hình thức khác của Chủ sở hữu quyền tác giả như: Điều 38 Chủ sở hữu quyền tác giả là các đồng tác giả; Điều 40. Chủ sở hữu quyền tác giả là người thừa kế; Điều 41. Chủ sở hữu quyền tác giả là người được chuyển giao quyền; Điều 42. Chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước; Điều 43. Tác phẩm thuộc về công chúng.

Để có thể hiểu hơn nữa, hoặc được tư vấn trực tiếp, hướng dẫn các dịch vụ liên qua tới Sở hữu trí tuệ bạn có thể liên hệ với chúng tôi

 

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại: 0394721077 - 0373844485 để được luật sư hướng dẫn chi tiết.

 

Nhãn hiệu hàng hóa và quyền tác giả, Có được bảo hộ quyền tác giả phái sinh không?

Cho tôi hỏi, về phần nhãn hiệu hàng hóa và quyền tác giả, Có được bảo hộ quyền tác giả phái sinh không?

Xin cảm ơn.

----------------------------------

CHÀO BẠN:

Làm tác phẩm phái sinh là quyền do tác giả tự thực hiện hoặc cho phép người khác sử dụng tác phẩm của mình để sáng tạo ra tác phẩm mới. Tác phẩm mới này được gọi là tác phẩm phái sinh, như tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm chuyển thể, cải biên, phóng tác, phiên âm, chú giải.

Người làm tác phẩm phái sinh chỉ có quyền tác giả khi không gây phương hại tới quyền tác giả của tác phẩm được sử dụng để sáng tạo ra tác phẩm phái sinh. Điều này có nghĩa, phải có sự thỏa thuận trước khi sử dụng để sáng tạo tác phẩm phái sinh.

Cải biên là việc sáng tạo ra tác phẩm mới, từ tác phẩm đã có bằng việc tạo thêm những yếu tố ngôn từ sáng tạo mới. Phóng tác có nghĩa là việc thay đổi hình thức thể hiện của tác phẩm, chẳng hạn như chuyển đổi tác phẩm nhiếp ảnh thành tác phẩm hội họa, hoặc tác phẩm điêu khắc. Chuyển thể là việc thay đổi hình thức thể hiện của tác phẩm đã có nhưng vẫn giữ nội dung tác phẩm được sử dụng để thực hiện việc chuyển thể. Chẳng hạn như chuyển thể tác phẩm văn học thành tác phẩm điện ảnh.

 

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại: 0394721077 - 0373844485 để được luật sư hướng dẫn chi tiết.

 

Mua bán Doang Nghiệp và vấn đề pháp lý liên quan

Một số kiến thức cơ bản về mua bán doanh nghiệp hiện nay

Về mặt thuật ngữ “mua bán doanh nghiệp” hay còn được gọi là M&A (Merger & Acquisition), được hiểu là hoạt động “thôn tính doanh nghiệp”. Mà qua đó, chủ đầu tư sẽ giành quyền kiểm soát toàn bộ doanh nghiệp. Việc kiểm soát này, được thực hiện qua hoạt động sở hữu toàn bồ hay một phần doanh nghiệp đó. Mức độ ảnh hưởng của mua bán doanh nghiệp (M&A) là quyền quyết định với doanh nghiệp, chứ không chỉ đơn thuần là sở hữu một phần vốn góp nhỏ, lẻ của chủ đầu tư.

Cần có những hiểu biết nhất định về sự khác biệt giữa M&A với đầu tư vào doanh nghiệp. Bởi khi phần vốn góp vào doanh nghiệp của nhà đầu tư đủ lớn để anh ta có thể quyết định các vấn đề trong công ty thì đó mới là M&A, còn nếu phần vốn góp đó chỉ đơn thuần giúp anh ta có lợi nhuận từ công việc làm ăn của doanh nghiệp, không có vai trò rõ ràng trong các quyết định quan trọng cuả doanh nghiệp… thì đó chỉ là hoạt động góp vốn thông thướng.

Vấn đề pháp lý liên quan tới M&A theo pháp luật Việt Nam

Theo điều 17 Luật Cạnh tranh ngày 03/12/2004 thì “Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại”.

Điều 145 Luật Doanh nghiệp ngày 29/11/2005 có đề cập tới “Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác”). Trong Luật Doanh nghiệp không đề cập đến mua lại doanh nghiệp nói chung.”

Điểu 21 Luật Đầu tư ngày 29/11/2005 lần đầu tiên quy định “Đầy tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp” như một trong những hình thức đầu tư trực tiếp. Đầu tư trực tiếp thực hiện dưới các hình thức.

- Đóng góp vốn để thành lập doanh nghiệp mới hoặc để tham gia quản lý hoạt động đầu tư.

- Mua toàn bộ hoặc một phần doanh nghiệp đang hoạt động.

- Mua cổ phiếu để thôn tính hoặc sáp nhập doanh nghiệp.

Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, mua bán doanh nghiệp được xem xét dưới nhiều góc độ: như một trong các hành vi tập trung kinh tế, như một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp và hình thức đầu tư trực tiếp.

Do tính chất thì trường và tình hình nền kinh tế hiện nay mà hoạt động mua bán doanh nghiệp ngày càng được mở rộng hơn, đa dạnh và thể hiện được tiện ích của nó.

Song xét dưới góc độ của thủ tục pháp lý thì vấn đề mua bán doanh nghiệp vẫn được nhìn nhận như một thủ tục cần tới sự trợ giúp của các tổ chức chuyên nghành. Góp phần đẩy nhanh các bước thủ tục, hiệu quả trong hoạt động mua bán doanh nghiệp, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giúp hoàn thành mọi thủ tục pháp lý liên quan.

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại: 0394721077 - 0373844485 để được luật sư hướng dẫn chi tiết.