Luật sư tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Công ty tôi có tên là Công ty cổ phần Tasco (viết tắt là TASCO), hiện nay chúng tôi muốn đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu TASCO. Nhưng theo chúng tôi được biết thì Công ty TNHH Tân An đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu TASCO CABLES. Vậy tôi muốn hỏi là chúng tôi có được phép đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu TASCO không? Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
Thông tin của anh/chị nêu chưa rõ về chức năng hoạt động giữa Tasco và Cty Tân An có giống nhau hay không, tuy nhiên chúng tôi xin cung cấp một số quy định của pháp luật để anh/chị tham khảo: Theo quy định tại điều 72 Luật sở hữu trí tuệ quy định về điều kiện chung đối với nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ thì nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện:
“....
2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sỡ hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Và theo quy định tại:
Điều 74. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu
2. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
e) Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
g) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên;
h) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá 5 năm, trừ trường hợp hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn hiệu không được sử dụng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 của Luật này;
i) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng;
k) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
......”
Như vậy, Nhãn hiệu TASCO CABLES và TASCO có các ký hiệu TASCO trùng nhau, có thể gây nhầm lẫn, nên theo chúng tôi nhãn hiệu TASCO sẽ không được bảo hộ.
Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- bảo hộ quyền thương hiệu
- dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
- luat su
- luat su uy tin
- thủ tục đăng ký logo độc quyền
- tư vấn pháp luật miễn phí
- tư vấn pháp luật trực tuyến
- văn phòng luật sư giỏi
- van phong luat su gioi
- văn phòng luật sư giỏi tp hcm
- van phong luat su uy tin
- đăng ký bản quyền tác giả
- đăng ký bản quyền thương hiệu
- đăng ký bản quyền thương hiệu ở đâu
- đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
- đăng ký sở hữu trí tuệ
- đăng ký thương hiệu
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Dịch vụ Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
- Xử lý người sử dụng bằng giả
- Ghi xuất xứ hàng hóa
- Thủ tục đăng ký hoạt động trang web
- Thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho phần mềm
- Tư vấn Đăng ký bảo hộ thương mại
- Góp vốn bằng thương hiệu
- Tư vấn thủ tục tố cáo hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ
- Mức thu lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền tác giả
- Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp