Bản quyền đối với tác phẩm được số hóa
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Bản quyền đối với tác phẩm được số hóa ? Hiện nay đã có quy định nào trong luật sở hữu trí tuệ cũng như luật bản quyền quy định về bản quyền sản phẩm số hóa chưa (nhạc số, các tác phẩm văn hóa nghệ thuật được số hóa)? Nếu chúng tôi số hóa tác phẩm và phát hành trên website thì có vi phạm bản quyền không? Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
Hiểu một cách đơn giản, số hóa là việc sử dụng các thiết bị công nghệ số để chuyển đổi các hình thức tài liệu dưới dạng truyền thống sang dạng số để thông tin có thể được xử lý, lưu trữ, và truyền phát qua các thiết bị kỹ thuật số và trên mạng.
Như vậy, bản thân việc số hóa không tạo nên một tác phẩm mới mà chỉ là thay đổi hình thức thể hiện của một tác phẩm sẵn có từ các dạng khác nhau thành định dạng số hóa để có thể lưu trữ lâu dài và dễ dàng sử dụng nhờ các thiết bị kỹ thuật.
Chính vì tác phẩm số hóa không phải là một tác phẩm mới nên nó vẫn chịu sự điều chỉnh của Luật sở hữu trí tuệ nói chung và các văn bản hướng dẫn thi hành mà không cần phải có thêm các quy định đặc biệt nào khác cho hình thức thể hiện này của tác phẩm.
Tuy nhiên, khi xem xét về việc số hóa các tác phẩm thì cần phải khẳng định rằng bản thân hành vi số hóa không hề xâm phạm quyền tác giả theo quy định tại Điều 28 của Luật sở hữu trí tuệ.
Việc có vi phạm hay không lại phụ thuộc vào mục đích sử dụng hay phạm vi sử dụng.
Trong trường hợp mục đích sử dụng và phạm vi sử dụng tác phẩm số hóa vượt ra ngoài các ngoại lệ như đã được nêu tại điều 25 và điều 33 của Luật sở hữu trí tuệ thì hành vi sử dụng tác phẩm số hóa mới có thể bị coi là hành vi xâm phạm quyền.
Trong trường hợp của doanh nghiệp, đã tiến hành số hóa tác phẩm, không được phép của chủ sở hữu và tải lên website, hành vi này được coi là hành vi vi phạm bản quyền tác phẩm.
Theo quy định của luật hiện hành, hành vi sao chép, phân phối đến công chúng bản sao của tác phẩm vi phạm ở quy mô thương mại, người thực hiện hành vi có thể bị khởi tố theo tội danh “xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan” theo quy định tại Điều 170a của Bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 với khung hình phạt cao nhất lên đến 3 năm tù.
Ngoài ra, tùy theo mức độ vi phạm mà tổ chức, cá nhân có thể bị phạt tối đa lên đến 500 triệu đồng đối với tổ chức và 250 triệu đồng đối với cá nhân theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan (Nghị định 131/2013/NĐ-CP).
Ngoài ra, tác giả, chủ sở hữu tác phẩm có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân vi phạm xin lỗi công khai, bồi thường thiệt hại đã xảy ra hoặc khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền để yêu cầu tòa án thụ lý và giải quyết vụ việc.
Hãy nhấc máy gọi0394721077 - 0373844485để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- bảo hộ quyền thương hiệu
- luat su
- luat su uy tin
- thủ tục đăng ký logo độc quyền
- tư vấn pháp luật miễn phí
- tư vấn pháp luật trực tuyến
- văn phòng luật sư giỏi
- van phong luat su gioi
- văn phòng luật sư giỏi tp hcm
- van phong luat su uy tin
- đăng ký bản quyền tác giả
- đăng ký bản quyền thương hiệu
- đăng ký bản quyền thương hiệu ở đâu
- đăng ký sở hữu trí tuệ
- đăng ký thương hiệu
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Xử lý đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp
- Quyền tự bảo vệ sở hữu công nghiệp là gì
- Sáng chế và giải pháp hữu ích
- Thủ tục đăng kí nhãn hiệu hàng hóa
- Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bao gồm những nội dung gì
- Làm giả nhãn hiệu hàng hóa bị phạt tù đến 3 năm
- Xử phạt hành vi kinh doanh hàng giả
- Vi phạm nhãn hiệu theo luật SHTT
- Thủ tục đăng ký quyền tác giả, tác phẩm
- Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa