Mua bán quyền đòi nợ
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Mua bán quyền đòi nợ là trường hợp đặc biệt của việc chuyển giao quyền yêu cầu mà trong đó, đối tượng mua bán là quyền đòi nợ và việc chuyển giao mang đầy đủ tính chất của một hợp đồng mua bán, nghĩa là bên bán chuyển giao vật (quyền đòi nợ) còn bên mua trả cho bên bán một số tiền. Việc mua bán quyền đòi nợ (nói chung, quyền tài sản) được dự liệu tại Ðiều 442 BLDS.
Giao kết hợp đồng mua bán quyền đòi nợ. Luật không có quy định đặc biệt về các điều kiện giao kết hợp đồng mua bán quyền đòi nợ. Ðiều đó có nghĩa rằng các quy định chung về hợp đồng mua bán được áp dụng: hợp đồng có thể được lập bằng miệng hoặc bằng văn bản, có thể phải được chứng nhận, chứng thực, đăng ký, nếu pháp luật có quy định. Ðiều quan trọng: khi mua bán quyền đòi nợ, các bên không cần làm thủ tục thông báo cho người mắc nợ, như khi chuyển giao quyền yêu cầu.
Hiệu lực của hợp đồng mua bán quyền đòi nợ. Hợp đồng mua bán quyền đòi nợ có tác dụng chuyển quyền sở hữu đối với quyền đòi nợ cho người mua. Thời điểm chuyển quyền sở hữu là thời điểm mà bên mua nhận được giấy tờ xác nhận về quyền sở hữu đối với quyền đòi nợ đó hoặc từ thời điểm đăng ký chuyển giao quyền sở hữu nếu pháp luật có quy định (Ðiều 442 khoản 3).
Cũng như người chuyển giao quyền yêu cầu, người bán quyền đòi nợ chỉ phải bảo đảm về sự hiện hữu của quyền đòi nợ chứ không phải bảo đảm về khả năng thanh toán của người mắc nợ. Tuy nhiên, nếu người bán đã cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ, thì người bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả (Ðiều 442 khoản 2).
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại: 0394721077 - 0373844485 để được luật sư hướng dẫn chi tiết.