Vay nợ không có giấy tờ

vay-no-khong-giay-toThời gian gần đây có một người lạ mặt là ông C đến tìm gặp bà B. Ông tự giới thiệu ông là họ hàng của ông A, tiếp theo đó ông C có gửi cho bà B bản photo copy một tờ giấy ủy quyền do ông A viết. Giấy có nội dung nói rằng ông A do sức khỏe yếu nên ủy quyền cho ông C (là người con của dì ruột ông A) có trách nhiệm đòi lại số tiền cho ông A. Ông C nhiều lần đến gặp đòi bà B phải thanh toán số tiền 300.000.000 cho mình.

Bên cạnh đó ông C còn nhắn tin, gọi điện với thái độ khủng bố tinh thần bà B. Bà B cho biết gần đây khi đi ra đường bà thường xuyên bị những người lạ mặt mạt sát và dọa nạt. Vậy tôi xin hỏi luật sư: Ông C có quyền hợp pháp được thay mặt ông A tới đòi nợ bà B như vậy không? Nếu ông A chết thì ông B hay ai sẽ có quyền được khởi kiện để lấy lại số tiền 300.000.000 từ bà B? Bà B nên làm gì để bảo vệ mình trước những người lạ mặt kia?

Bà B hiện đang ở với người con trai duy nhất. Nếu bà B không có khả năng thanh toán số tiền còn nợ ông A thì người con trai đó có trách nhiệm thế nào với khoản nợ của mẹ? Những tài sản do anh con trai làm ra liệu có bị tịch thu, quy đổi thành giá trị vật chất để trả cho ông A khi ông thắng kiện hay không?

 

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật như sau:

1. Đối với việc ủy quyền: BLDS năm 2005 quy định về việc ủy quyền như sau:

"Điều 143. Người đại diện theo ủy quyền

1. Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện."

Khoản 2, Điều 142 quy định "Hình thức ủy quyền do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc ủy quyền phải được lập thành văn bản".

Như vậy theo quy định của pháp luật thì ông A có quyền ủy quyền cho ông C để đòi nợ bà B. Chỉ cần điều kiện là ông C trên 15 tuổi và có khả năng nhận thức là có thể nhận ủy quyền của ông A. Hình thức ủy quyền có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản. Tuy nhiên, nếu bà C chấp nhận trả tiền cho ông A thì bà C nên giao tiền trực tiếp cho ông A hoặc giao cho ông C nếu hợp đồng ủy quyền có công chứng hoặc chứng thực và nội dung hợp đồng ủy quyền đo có quy định là ông C được phép nhận tiền thay ông A.

2. Quyền đòi nợ: Bà B nợ ông A nên theo quy định của pháp luật thì khi ông A còn sống, ông A có quyền trực tiếp đòi nợ bà B hoặc ủy quyền cho người khác đòi nợ.

Khoản 4, Điều 589 BLDS quy định: Hợp đồng ủy quyền chấm dứt khi "bên được ủy quyền hoặc bên ủy quyền chết, bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết".

Như vậy, hợp đồng ủy quyền sẽ chấm dứt khi một trong hai bên (bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền) chết, bị Tòa án tuyên bố mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị Tòa án tuyên bố chết.

Nếu ông A chết thì hợp đồng ủy quyền đòi nợ của ông A với người khác sẽ chấm dứt. Tuy nhiên quyền đòi nợ sẽ thuộc về các thừa kế của ông A theo quy định tại Điều 676 BLDS.

3. Xử lý đối với những người lạ mặt: Có thể những người đó là "dân anh chị" được ông A ủy quyền đòi nợ. Do vậy, bà B nên thận trọng! Nêu có nguy cơ bị bắt cóc, đánh đập thì phải kịp thời báo công an để được giúp đỡ. Nếu có khả năng thì tốt nhất là nên trả ông A khoản tiền đó để tránh phiền phức (những gì không thuộc về mình thì có giữ cũng không giữ được!).

       4. Nghĩa vụ trả nợ: Bà B mang nợ với ông A thì có nghĩa vụ trả nợ cho ông A. Nếu bà B chết thì người thừa kế của bà B sẽ kế thừa cả nghĩa vụ trả nợ của bà B theo quy định tại Điều 637 BLDS.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN