Quyền của người đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp

quyen-cua-nguoi-dong-bao-hiem-that-nghiepĐể đảm bảo quyền lợi cho người lao động, sau khi ký kết hợp đồng lao động người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, đây là một trong những quy định bắt buộc đối với người lao động. Pháp luật có quy định về vấn đề tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, cụ thể:

 

Điều 44 Luật việc làm 2013 quy định về các vấn đề khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp:

"1. Người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực.

2. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức quy định tại điểm b khoản 1 Điều 57 của Luật này và trích tiền lương của từng người lao động theo mức quy định tại điểm a khoản 1 Điều 57 của Luật này để đóng cùng một lúc vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

3. Căn cứ vào tình hình kết dư của Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, Nhà nước chuyển kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước vào Quỹ theo mức do Chính phủ quy định tại khoản 3 Điều 59 của Luật này."

     Về mức đóng bảo hiểm, theo quy định tại khoản 1 điều 57 Luật việc làm 2013:

- Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;

- Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;

- Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.

Việc đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp nhằm đảm bảo được quyền lợi cho người lao động, tiêu biểu là trong trường hợp người lao động thôi việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp pháp thì nếu người lao động đã đóng bảo hiểm đủ thời gian theo quy định tại khoản 2 điều 49 Luật việc làm 2013 ( Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này ) thì ngoài trợ cấp thôi việc ( nếu có ) thì người lao động còn được hưởng thêm trợ cấp thất nghiệp.

     Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định tại khoản 1 điều 50 Luật việc làm 2013:" Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc."

Trong trường hợp thời gian nộp bảo hiểm thất nghiệp của người lao động chưa đủ 12 tháng, thì người lao động có quyền yêu cầu bảo hiểm xã hội 1 lần theo quy định tại điểm c khoản 2 điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014: "Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội."
 

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luậttốt nhất.

 

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

 

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN