Thuế TNDN Từ Kinh Doanh Cho Thuê Nhà

Bước 1: Đến Chi Cục thuế phòng thuế TNCN đăng ký MST cá nhân của người cho thuê (theo mẫu 01/ĐK-TNCN) 10 ngày sau lên liên hệ nhận MST - Bước 2: Nộp HS mua HĐ phòng tuyên truyền gồm: Đơn xin mua hóa đơn lẻ Hợp đồng thuê mượn nhà CMND + HK người cho thuê

1. HS mua HĐ lẻ cho việc kinh doanh cho thuê nhà (Lần đầu):

-Bước 1: Đến Chi Cục thuế phòng thuế TNCN đăng ký MST cá nhân của người cho thuê (theo mẫu 01/ĐK-TNCN)

           10 ngày sau lên liên hệ nhận MST

- Bước 2: Nộp HS mua HĐ phòng tuyên truyền gồm:

             Đơn xin mua hóa đơn lẻ

             Hợp đồng thuê mượn nhà

             CMND + HK người cho thuê

             Giấy ủy quyền

- Bước 3: Gặp QLT lấy thông tin nộp thuế MB + GTGT + TNDN                  

- Bước 4: Bổ sung biên lai nộp thuế

             Mua HĐ (Giấy giới thiệu + CMND người mua HĐ)

2. HS mua HĐ lẻ cho việc kinh doanh cho thuê nhà (Các lần tiếp theo):

- Bước 1: Lên gặp QLT lấy thông báo nộp thuế, đóng thuế xong BS biên lai nộp thuế bản photo cho QLT

- Bước 2: Mua HĐ (Giấy giới thiệu + CMND người mua HĐ)

Cách tính thuế:

   Trường hợp đối với Công ty có chức năng kinh doanh cho thuê nhà có phát sinh chứng từ hàng tháng thuế suất 10% trên GTGT, 25% TNDN. MB dựa vào vốn góp

   Trường hợp cá nhân người cho thuê nộp thuế gồm: thuế môn bài, GTGT, TNCN

   Môn bài       : 1.000.000đ /năm

   Thuế GTGT: Nộp hàng tháng

+   Tại TP.HCM = Thu nhập chịu thuế * 3.8%

+   Tỉnh               = Thu nhập chịu thuế * 3.3%

-   Thuế TNCN : Nộp hàng tháng

+   Tại TPHCM = Thu nhập chịu thuế * 35%

+   Tỉnh             = Thu nhập chịu thuế * 30%

(Trong đó thu nhập chịu thuế trừ các khoản trừ gia cảnh, BHXH, BHYT)

Ví Dụ: cho thuê nhà 20.000.000đ/ tháng

* Các khoản thuế phải nộp

- Môn bài : 1.000.000đ/năm (bắt buột)

- Thuế GTGT = 20.000.000*3.8% = 760.000/ tháng (bắt buột)

- Thuế TNCN = 20.000.000*35% = 7.000.000/ tháng

(trong đó trừ cá nhân CN = 7.000.000 -4.000.000 = 3.000.000,

trừ 1 thành viên = 3.000.000 - 1.600.000 = 1.400.000,

thành viên thứ 2 = 1.400.000 - 1.600.000 = -200.000)

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của Trí Tuệ Luật ”

Các Hình Thức Ưu Đãi Thuế TNDN

Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn mười lăm năm (15 năm) áp dụng đối với: DN thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, tại khu kinh tế, khu công nghệ cao được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

1. Ưu đãi về thuế suất:

- Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn mười lăm năm (15 năm) áp dụng đối với: DN thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, tại khu kinh tế, khu công nghệ cao được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. DN thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực công nghệ cao theo quy định của pháp luật, nghiên cứu khoa học và phát triễn công nghệ; đầu tư phát triễn nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định; sản xuất sản phẩm phần mềm.

- Thuế suất 10% trong suốt thời gian hoạt động đối với phần thu nhập của doanh nghiệp có được từ hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường (sau đây gọi chung là lĩnh vực xã hội hoá).

Danh mục chi tiết các hoạt động trong lĩnh vực xã hội hoá được thực hiện theo danh mục do Thủ tướng Chính phủ quy định.

- Thuế suất ưu đãi 20% trong thời gian mười năm (10 năm) áp dụng đối với doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ.

- Thuế suất ưu đãi 20% trong suốt thời gian hoạt động được áp dụng đối với Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và Quỹ tín dụng nhân dân.

Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi quy định tại Phần này được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có doanh thu từ hoạt động được hưởng ưu đãi thuế.

Hết thời gian áp dụng mức thuế suất ưu đãi doanh nghiệp chuyển sang áp dụng mức thuế suất 25%.

2. Ưu đãi về thời gian miễn giảm thuế

- Miễn 4 năm, giảm 50% trong 9 năm tiếp theo

- Miễn 4 năm, giảm 50% trong 5 năm tiếp theo

- Miễn 2 năm, giảm 40% trong 4 năm tiếp theo

- Giảm thuế khác

- Trích lập quĩ KH & PTCN: 10% trên thu nhập tính thuế

- Điều kiện ưu đãi thuế

- Thủ tục

- Hạch toán riêng (tỉ lệ doanh thu hoặc chi phí)

Không áp dụng đ/v thu nhập khác và thu nhập từ các hoạt động khai thác khoáng sản, trò chơi có thưởng, cá cược… và khác.

- Lựa chọn mức ưu đãi có lợi nhất

Chấm dứt ưu đãi thuế khi:

- Hết thời kỳ ưu đãi

- Không thỏa mãn (các) điều kiện ưu đãi.

- Giảm thuế và giãn nộp thuế TNDN cho DN nhỏ và vừa (DNNVV) và một số ngành nghề

- Giảm thuế và giãn nộp thuế TNDN đ/v quí IV năm 2008 và năm 2009.

Thông tư số 03/2009/TT-BTC ngày 13/1/2009 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện giảm, gia hạn nộp thuế TNDN theo Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.

·Các DN được áp dụng:

Thông tư số 03 qui định có 2 loại DN được áp dụng:

1. DNNVV được giảm và giãn nộp thuế

DNNVV là DN đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

- Có vốn điều lệ không quá 10 tỉ đồng đ/v DN thành lập trước ngày 1/1/2009; có vốn điều lệ đăng ký lần đầu không quá 10 tỉ đồng đ/v DN thành lập từ ngày 1/1/2009;

- Có số lao động sử dụng bình quân trong quí IV năm 2008 không quá 300 người, không kể lao động có hợp đồng ngắn hạn dưới 3 tháng; đ/v DN thành lập từ 1/10/2008 thì số lao động được trả lương của tháng đầu tiên (đủ 30 ngày) có doanh thu không quá 300 người.

2. DN trong các ngành nghề sau được giãn nộp thuế

+ DN có sản xuất, gia công, chế biến nông lâm, thủy sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử (Thông tư số 03);

+ Thông tư số 12/2009 ngày 22/1/2009 bổ sung thêm các ngành nghề sau:

- Sản xuất sản phẩm cơ khí là tư liệu sản xuất;

- Sản xuất VLXD, gồm: gạch, ngói các loại; vôi, sơn;

- Xây dựng, lắp đặt;

- Dịch vụ du lịch;

- Kinh doanh lương thực;

- Kinh doanh phân bón

Lưu ý: Việc giảm thuế, giãn nộp thuế chỉ áp dụng đ/v DN đang thực hiện chế độ kế toán hóa đơn, chứng từ và nộp thuế theo kê khai.

Giảm 30% thuế TNDN cho DNNVV

DNNVV được giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của quí IV năm 2008 và của năm 2009.

+ Đ/v quí IV năm 2008

Nếu xác định được doanh thu, chi phí và thu nhập chịu thuế của quí IV năm 2008 thì số thuế TNDN phải nộp được xác định theo thu nhập chịu thuế mà DN hạch toán được (DN phải lập Báo cáo kết quả kinh doanh quí IV năm 2008 và nộp kèm tờ khai);

Nếu không xác dịnh được doanh thu, chi phí và thu nhập chịu thuế thì số thuế TNDN phải nộp quí IV năm 2008 bằng 1/4 số thuế TNDN phải nộp năm 2008.

+ Đ/v năm 2009: DN tự xác định số thuế được tạm giảm bằng 30% số thuế tạm nộp của quí khi quyết toán thuế TNDN năm 2008 và năm 2009 DN tự xác định số thuế TNDN được giảm.

Trường hợp DN đang trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế TNDN thì số thuế TNDN được giảm 30% tính trên số thuế còn lại sau khi đã trừ đi số thuế TNDN được ưu đãi theo qui định.

Lưu ý: Thu nhập chịu thuế được giảm 30% số thuế phải nộp bao gồm cả thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển nhượng bất động sản và thu nhập từ các nguồn khác (Công văn số 1326/BTC-CST ngày 4/2/2009 của Tổng cục Thuế hướng dẫn thực hiện Thông tư số 03).

Trường hợp DN không xác định được số thuế TNDN tạm tính của các hoạt động được giãn nộp thuế so với số thuế TNDN tạm tính của các hoạt động khác thì số thuế TNDN tạm tính của các hoạt động được giãn nộp thuế xác định theo tỉ lệ % giữa tổng doanh thu của hoạt động được giảm nộp thuế trên tổng doanh thu của DN năm 2008.

Thời hạn gia hạn nộp thuế là 9 tháng kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế theo qui định của Luật Quản lý thuế, cụ thể:

Quí/2009

Được gia hạn nộp thuế đến

Quí I
Quí II
Quí III
Quí IV

29/1/2010
29/4/2010
30/7/2010
29/10/2010

 
 
 
 
·Ngày hiệu lực của Thông tư 03: 27/2/2009 (45 ngày kể từ ngày ký).

Hướng dẫn về ưu đãi thuế TNDN theo cam kết WTO

Công văn số 2348/BTC-TCT ngày 3/3/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn như sau

·Các DN được áp dụng

Công văn số 2348 hướng dẫn về áp dụng ưu đãi thuế TNDN đ/v các DN sau:

a) DN bị chấm dứt ưu đãi thuế TNDN do đáp ứng điều kiện về sử dụng nguyên liệu trong nước, về tỉ lệ xuất khẩu của hoạt động dệt may;

b) DN được hưởng ưu đãi thuế TNDN do đáp ứng điều kiện về tỉ lệ xuất khẩu (trừ hoạt động dệt may) được hưởng ưu đãi về tỉ lệ xuất khẩu đến hết năm 2011.

·Hướng dẫn về ưu đãi thuế

Các DN nêu trên nếu đáp ứng các điều kiện ưu đãi khác về thuế TNDN thì được tiếp tục hưởng ưu đãi thuế TNDN tương ứng với các điều kiện DN đã đáp ứng cho thời gian ưu đãi còn lại.

+ Đ/v DN thuộc loại (a) nêu trên, được chọn một trong hai phương án sau:

- Được tiếp tục hưởng ưu đi thuế TNDN tương ứng với các điều kiện DN đáp ứng (ngoài điều kiện ưu đãi do đáp ứng điều kiện về tỉ lệ xuất khẩu, do sử dụng nguyên liệu trong nước) cho thời gian ưu đãi còn lại theo qui định về thuế TNDN tại thời điểm được cấp giấy phép thành lập.

- Được tiếp tục hưởng ưu đãi thuế TNDN tại thời điểm điều chỉnh do cam kết WTO (ngày 11/1/2007).

+ Đ/v DN thuộc loại (b) nêu trên, từ năm 2012, DN được lựa chọn một trong hai phương án sau:

- Được tiếp tục hưởng ưu đãi thuế TNDN tương ứng với các điều kiện DN đáp ứng (ngoài điều kiện ưu đãi do đáp ứng điều kiện về tỉ lệ xuất khẩu) cho thời gian ưu đãi còn lại theo qui định về thuế TNDN tại thời điểm được cấp giấy phép thành lập.

-Được tiếp tục hưởng ưu đi thuế TNDN tại thời điểm đều chỉnh do cam kết WTO (hết năm 2011).

Các điều kiện để áp dụng:

Để áp dụng ưu đãi về thuế TNDN cho thời gian còn lại nêu trên DN phải đang trong thời gian được ưu đãi về thuế TNDN.

-Thủ tục áp dụng:

DN chỉ cần thông báo với cơ quan thuế phương án DN lựa chọn mà không cần điều chỉnh Giấy phép đầu tư. Trường hợp DN có yêu cầu xác nhận ưu đãi đầu tư thì làm thủ tục để được ghi ưu đãi đầu tư vào giấy phép đầu tư.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của Trí Tuệ Luật ”

Thuế Môn Bài

I. Kê khai tờ khai môn bài:

     -   Mẫu tờ khai số 01/MBAI được sử dụng chung cho các trường hợp kê khai bao gồm: kê khai lần đầu trong năm, kê khai điều chỉnh, bổ sung và kê khai của cơ sở mới thành lập.

Số tiền ghi trên tờ khai tính theo đơn vị là đồng Việt . Không ghi số thập phân trên tờ khai.

     -   Mỗi năm lập và nộp tờ khai một lần

II. Nộp thuế môn bài:

-         Nộp thuế môn bài mỗi năm một lần

-         Số tiền thuế môn bài phải nộp dựa vào bậc môn bài

-         Nếu doanh nghiệp có chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh thì mỗi CN, ĐĐKD nộp thêm 1.000.000 đ

STT

Vốn điều lệ

Bậc môn bài

1

Trên 10 tỷ

Bậc 1

2

Từ 5 tỷ đấn 10 tỷ

Bậc 2

3

Từ 2 tỷ đến 5 tỷ

Bậc 3

4

Dưới 2 tỷ

Bậc 4

Các Thủ Tục Liên Quan Khác

Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh phải mua hóa đơn từ cơ quan thuế để phát hành cho khách hàng. Thủ tục mua hóa đơn cụ thể như sau:

Cách ghi giấy nộp tiền vào Ngân sách nhà nước

1. Giấy nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặt (mẫu số C1-02/NS):

a) Dòng số CMND : Bỏ trống không ghi .

b) Dòng Đối tượng nộp tiền ; địa chỉ : Ghi đầy đủ tên, địa chỉ của đối tượng đi nộp tiền

c) Dòng Đối tượng nộp thuế, Mã số thuế :Ghi đầy đủ tên, mã số thuế (nếu có) của đối tượng nộp thuế.

d) Dòng Nộp NSNN tại KBNN…, tỉnh, thành phố…: Ghi rõ tên KBNN và tên tỉnh, thành phố nơi đối tượng nộp thuế nộp tiền thuế vào NSNN

đ) Dòng Cơ quan quản lý thu: Ghi rõ tên cơ quan thuế quản lý trực tiếp

e) Dòng “Theo thông báo thu (hoặc tờ khai thuế) về .... tháng...năm: Ghi : « Tờ khai thuế môn bài năm... »

f) Phần “nội dung các khoản nộp ngân sách”: Ghi : « Nộp thuế môn bài ».

g) Phần ‘Kỳ thuế’ : Ghi năm nộp thuế môn bài

h) Chương, Loại, Khoản : Ghi tương ứng với loại hình doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh chính theo hệ thống Mục lục NSNN.

i) Mục : Ghi ‘016’

k) Tiểu mục : Ghi theo bậc thuế môn bài

01 : Nếu nộp thuế môn bài từ bậc 1 đến bậc 3

02 : Nếu nộp thuế môn bài từ bậc 4 đến bậc 6

99 : Bậc thuế khác

i) Số tiền thuế : Ghi số tiền thuế môn bài phải nộp.

2. Giấy nộp tiền vào NSNN bằng chuyển khoản (mẫu số C1-03/NS):

a) Các mục ‘ Đối tượng nộp tiền’, ‘Số CMND)’ ; ‘Địa chỉ’ ; ‘Đối tượng nộp thuế’ ; ‘ Mã số thuế’ ghi giống như giấy nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặt.

b) Dòng “Đề nghị Ngân hàng (KBNN)… trích TK số…”: Ghi rõ tên Ngân hàng hoặc KBNN phục vụ đối tượng nộp, số tài khoản của đối tượng nộp.

c) Dòng “Để nộp vào NSNN, tài khoản số… của KBNN…”: Ghi rõ số tài khoản thu NSNN (TK 741) của KBNN...

d) Dòng “Tại Ngân hàng (KBNN)…”: Ghi rõ tên KBNN nơi thực hiện thu NSNN.

đ) Phần “nội dung các khoản nộp ngân sách”: Ghi « nộp thuế môn bài ».

Thủ tục mua hoá đơn

Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh phải mua hóa đơn từ cơ quan thuế để phát hành cho khách hàng. Thủ tục mua hóa đơn cụ thể như sau:

1. Thủ tục mua hóa đơn lần đầu,

a- Đối với tổ chức kinh doanh: tổ chức kinh doanh mua hoá đơn lần đầu phải nộp các giấy tờ sau:

- Đơn xin mua hoá đơn (theo mẫu).

- Giấy giới thiệu của tổ chức kinh doanh do người đại diện có thẩm quyền ký giới thiệu người đến cơ quan thuế liên hệ mua hoá đơn. Trên giấy giới thiệu phải ghi rõ họ tên, chức vụ, số chứng minh thư nhân dân của người được giới thiệu đến liên hệ mua hoá đơn.

- Giấy Chứng nhận đăng ký thuế bản photocopy có xác nhận sao y bản chính của tổ chức kinh doanh.

Khi đến mua hoá đơn, người đứng tên trên giấy giới thiệu phải xuất trình chứng minh thư nhân dân (còn trong thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật) với cơ quan thuế.

b- Đối với hộ kinh doanh: hộ kinh doanh nộp thuế theo kê khai mua hoá đơn lần đầu phải nộp các giấy tờ sau:

- Đơn xin mua hoá đơn (theo mẫu).

- Giấy Chứng nhận đăng ký thuế bản photocopy. Khi đến cơ quan thuế nộp hồ sơ xin mua hoá đơn phải mang theo bản chính Giấy Chứng nhận đăng ký thuế để cơ quan thuế kiểm tra đối chiếu tính xác thực của bản photocopy. Nếu là bản photocopy có công chứng thì không phải mang theo bản chính.

- Trường hợp chủ hộ kinh doanh uỷ quyền cho người khác thì phải viết giấy uỷ quyền theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự uỷ quyền. Giấy uỷ quyền phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân của người được uỷ quyền.

Khi đến liên hệ với cơ quan thuế, chủ hộ kinh doanh hoặc người được uỷ quyền phải xuất trình kèm theo chứng minh thư nhân dân (còn trong thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật).

c- Hồ sơ mua hoá đơn lần đầu của tổ chức kinh doanh hoặc hộ kinh doanh nộp tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý.

Khi có sự thay đổi địa điểm giao dịch, địa điểm kinh doanh; trong vòng 10 ngày (ngày làm việc) cơ sở kinh doanh phải gửi thông báo thay đổi địa điểm cho cơ quan thuế biết.

d- Trách nhiệm của cơ quan thuế: tiếp nhận hồ sơ mua hoá đơn lần đầu của tổ chức, hộ kinh doanh và có trách nhiệm kiểm tra thủ tục mua hoá đơn lần đầu quy định tại điểm a và điểm b nêu trên.

Nội dung kiểm tra cụ thể như sau:

+ Kiểm tra đối chiếu họ tên, số chứng minh thư nhân dân của người trực tiếp đến mua hoá đơn với họ tên, số chứng minh thư nhân dân ghi trong đơn hoặc trong giấy giới thiệu hoặc giấy uỷ quyền.

+ Kiểm tra các nội dung ghi trong đơn xin mua hoá đơn đảm bảo đầy đủ, rõ ràng theo mẫu quy định.

+ Đối chiếu tên cơ sở kinh doanh, số đăng ký kinh doanh, mã số thuế ghi trong đơn xin mua hoá đơn với Giấy Chứng nhận đăng ký thuế.    

Sau khi đã kiểm tra theo các nội dung trên thấy phù hợp, cơ quan thuế viết giấy hẹn giao cho cơ sở kinh doanh hẹn ngày giải quyết bán hoá đơn, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể cơ quan thuế quyết định thời gian hẹn, nhưng tối đa không quá 5 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày nhận hồ sơ. Trong thời gian hẹn cơ sở kinh doanh, cơ quan thuế kiểm tra thực tế địa điểm kinh doanh để xác định thực tế cơ sở kinh doanh có kinh doanh tại địa điểm khai báo hay không. Kết quả kiểm tra thực tế phải thể hiện bằng biên bản xác nhận địa điểm kinh doanh cuả tổ chức, cá nhân mua hoá đơn. Sau khi kiểm tra thực tế nếu đủ điều kiện, cơ quan thuế phải làm thủ tục cấp sổ mua hoá đơn cho cơ sở kinh doanh, đồng thời bán hoá đơn lần đầu theo đúng ngày hẹn. Trường hợp không đủ điều kiện được mua hoá đơn, cơ quan thuế phải thông báo cho cơ sở kinh doanh biết lý do.

Số lượng hoá đơn tổ chức, hộ kinh doanh được mua lần đầu không quá 2 quyển.

2.Thủ tục mua hóa đơn các lần tiếp sau:

a- Tổ chức, hộ kinh doanh mua hoá đơn lần tiếp theo nộp cho cơ quan thuế các giấy tờ sau:

- Đối với tổ chức kinh doanh: Giấy giới thiệu của tổ chức kinh doanh do người đại diện có thẩm quyền ký, trên giấy giới thiệu phải ghi rõ họ tên, chức vụ, số chứng minh thư nhân dân của người được tổ chức kinh doanh cử đi mua hoá đơn, số lượng hoá đơn xin mua.

- Đối với hộ kinh doanh: đơn xin mua hoá đơn, trong đơn phải ghi rõ họ tên chủ hộ kinh doanh, số chứng minh thư nhân dân, địa chỉ kinh doanh, số lượng hoá đơn xin mua. Nếu chủ hộ kinh doanh uỷ quyền cho người khác phải có giấy uỷ quyền theo quy định của pháp luật. Giấy uỷ quyền phải ghi rõ họ tên, số chứng minh thư nhân dân của người được uỷ quyền.

- Sổ mua hoá đơn đã được cơ quan thuế cấp.

Người được tổ chức kinh doanh giới thiệu đến mua hoá đơn, chủ hộ kinh doanh hoặc người được chủ hộ kinh doanh uỷ quyền, đến mua hoá đơn phải xuất trình cho cơ quan thuế chứng minh thư nhân dân bản chính (còn trong thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật).

b- Trách nhiệm của cơ quan thuế:

Tiếp nhận hồ sơ mua hoá đơn của tổ chức, hộ kinh doanh. Thực hiện kiểm tra hồ sơ và đối chiếu với chứng minh thư nhân dân để xác định người đến mua hoá đơn là đúng với họ tên người ghi trên giấy giới thiệu của tổ chức hoặc chủ hộ kinh doanh hoặc người được chủ hộ kinh doanh uỷ quyền. Nếu đã phù hợp, cơ quan thuế có trách nhiệm bán hoá đơn cho cơ sở kinh doanh sử dụng; số lượng hoá đơn bán tối đa không quá số lượng hoá đơn đã sử dụng của tháng liền kề trước đó. Ví dụ Công ty A ngày 10/8 đến mua hoá đơn, số lượng xin mua là 15 quyển nhưng số lượng hoá đơn sử dụng tháng 7 là 12 quyển thì chỉ được mua tối đa 12 quyển.

- Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập, nếu chưa hết tháng đã sử dụng hết hoá đơn mua lần đầu (02 quyển), cơ quan thuế sẽ căn cứ vào thời gian sử dụng hoá đơn mua lần đầu để quyết định số lượng hoá đơn được mua lần tiếp theo, sau khi đã xác định được số lượng hoá đơn sử dụng tháng thì sẽ bán theo mức sử dụng của tháng trước liền kề.

- Đối với cơ sở kinh doanh vi phạm điều 14 (trừ điểm 1, điểm 2), điều 15 và điều 16 Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 7/11/2002 của Chính phủ quy định về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn, nếu chấp hành Quyết định xử phạt và nộp tiền phạt, tiền thuế truy thu (nếu có) ngay vào ngân sách Nhà nước thì giải quyết bán hoá đơn như mức bán lần đầu (tối đa 02 quyển).

Sau thời gian 3 tháng nếu cơ sở kinh doanh không tiếp tục vi phạm thì cơ quan thuế bán hoá đơn như các cơ sở kinh doanh chấp hành tốt chế độ quản lý và sử dụng hoá đơn.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của Trí Tuệ Luật ”

Thủ tục thuế đối với VPĐD Nước ngoài

I. MÃ SỐ THUẾ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN: (Thời gian thụ lý 15 ngày làm việc)

1. Tờ khai đăng ký thuế (mẩu 01-ĐK-TCT)

2. Giấy phép thành lập văn phòng đại diện (01 bản pho to)

Lưu ý:

-         VPĐD chưa có dấu vẫn được đăng ký, khi nộp hồ sơ kèm theo bản pho to giấy hẹn lấy dấu của cơ quan cấp dấu, sau khi có dấu phải nộp bổ sung mẩu dấu theo mẩu của cục thuế.

-         VPĐD phải đăng ký xin cấp MST trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày cấp giấy phép thành lập VPĐD.

II. MÃ SỐ THUẾ CÁ NHÂN (Kèm theo hồ sơ đăng ký MST của VPĐD nếu VPĐD chưa có)

1. Tờ khai đăng ký thuế thu nhập cá nhân (mẩu 01/ĐK-TNCN) (Theo thông tư 84/2008/TT-BTC)

2. Bản sao CMND hoặc hộ chiếu (1 bản pho to)

Lưu ý :

-         Thủ tục này dùng cho cá nhân đã kê khai thuế tại cơ quan thuế nhưng chưa có MST cá nhân do cơ quan thuế cấp.

-         Chỉ cấp MST cá nhân khi đã có MST văn phòng, trường hợp VPĐD mới thành lập, chưa có MST VPĐD thì nộp kèm với hồ sơ xin cấp MST VPĐD

THỦ TỤC KÊ KHAI BAN ĐẦU NGƯỜI VIỆT NAM ( Kê khai theo VPĐD)

(Thời gian thụ lý 7 ngày làm việc)

1. Tờ khai đăng ký thuế thu nhập cá nhân (mẩu 01/ĐK-TNCN) (Theo thông tư 84/2008/TT-BTC)

2. Tờ khai thuế TNCN (Mẩu số 02/KK-TNCN) (Theo thông tư 84/2008/TT-BTC)

3. Bảng kê chi tiết thu nhập thường xuyên (theo mẩu)

4. CMND (01 bản pho to)

5. Hợp đồng lao động (01 bản pho to đóng dấu treo và giáp lai của VPĐD)

6. Mẩu đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh (Mẩu 16/ĐK-TNCN) (Theo thông tư 84/2008/TT-BTC) (nếu có đăng ký giảm trừ gia cảnh)

Lưu ý:

-         Nộp bảng kê khai thu nhập thường xuyên và nộp thuế vào NSNN chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh thu nhập

-         Nhận thông báo thuế tại sở CT

-         Thủ tục kê khai ban đầu cho cá nhân mới bắt đầu làm việc

THỦ TỤC KÊ KHAI BAN ĐẦU NGƯỜI NƯỚC NGOÀI:

(Dùng cho cá nhân là người nước ngoài mới phát sinh nghĩa vụ thuế TNCN làm việc tại VPĐD) (Thời gian thụ lý 5 ngày làm việc)

1. Giấy phép thành lập VPĐD (01 bản pho to)

2. Tờ khai thuế TNCN (Mẩu số 02/KK-TNCN) (Theo thông tư 84/2008/TT-BTC)

3. Tờ khai đăng ký nộp thuế (Mẩu Số 2B/TNTX) (Theo thông tư 60/2007/TT-BTC)

4. Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (Mẩu số 07/KK-TNCN) (Theo thông tư 60/2007/TT-BTC)

5. Mẩu đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh (Mẩu 16/ĐK-TNCN) (Theo thông tư 84/2008/TT-BTC) (nếu có đăng ký giảm trừ gia cảnh và chỉ áp dụng đối với cá nhân cư trú)

6. Hộ chiếu ( 01 bản pho to)

7. Thư bổ nhiệm (1 bản chính và 1 bản dịch tiếng việt có công chứng) hoặc hợp đồng lao động (1 bản chính hoặc 1 ab3n sao y của cơ quan có thẩm quyền)

8. Hợp đồng thuê căn hộ tại Việt Nam (1 bản pho to có đóng dấu treo và giáp lai của VPĐD)

9. Nếu ủy quyền cho người khác kê khai phải có giấy ủy quyền và CMND pho to của người được ủy quyền

THỦ TỤC KÊ KHAI THAY ĐỔI THU NHẬP :

( Khi thay đổi thu nhập trong vòng 10 ngày phải kê khai lại với cơ quan thuế)

1. Tờ khai đăng ký nộp thuế (Mẩu Số 2B/TNTX) (Theo thông tư 60/2007/TT-BTC)

2. Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (Mẩu số 07/KK-TNCN) (Theo thông tư 60/2007/TT-BTC)

3. Thư điều chỉnh thu nhập/ thư xác nhận thu nhập (1 bản chính và 1 bản dịch Tiếng Việt có công chứng) hoặc hợp đồng lao động (1 bản chính hoặc 1 bản sao y của cơ quan có thẩm quyền)

4. Hợp đồng thuê căn hộ tại Việt Nam (1 bản pho to có đóng dấu treo và giáp lai của VPĐD)

5. Nếu ủy quyền cho người khác kê khai phải có giấy ủy quyền và CMND pho to của người được ủy quyền

THỦ TỤC KÊ KHAI HÀNG THÁNG

I. Kê khai hàng tháng đối với cá nhân kê khai thuế thông qua VPĐD:

1. Tờ khai khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (Mẩu số 02/KK-TNCN) (Theo thông tư 84/2008/TT-BTC)

2. Bảng kê chi tiết thu nhập thường xuyên (theo mẩu)

II. Kê khai hàng tháng đối với cá nhân kê khai trực tiếp:

Trường hợp cá nhân có thu nhập được chi trả từ nước ngoài

-   Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (Mẩu số 07/KK-TNCN) (Theo thông tư 60/2007/TT-BTC)

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của Trí Tuệ Luật ”