Nhập hộ khẩu cho con đi học.
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Luật sư cho hỏi.Tôi có sinh con tại Cộng Hòa Séc, bố cháu là người Séc nên tôi đã cho cháu mang quốc tịch Séc. Nay chúng tôi đã ly hôn và tôi đưa cháu về Việt Nam sinh sống. Tôi muốn cho cháu đăng ký hộ khẩu để được đi học tại trường của Việt Nam. Vậy tôi phải làm như thế nào. Mong văn phòng luật sư uy tín, giỏi tư vấn. Cán ơn văn phòng luật sư uy tín
Chào bạn !
TLLAW.VN xintư vấn pháp luật như sau:
Trường hợp của bạn, thì bạn cần làm thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam cho cháu sau đó nhập khẩu cho cháu theo địa chỉ Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của bạn.
Với việc nhập quốc tịch VN cho cháu, bạn thực hiện tại Sở Tư pháp Hải Dương, tại đó bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết các giấy tờ, thủ tục để tiến hành.
Điều kiện nhập quốc tịch VN, quy định tại Điều 19 - Luật Quốc tịch năm 2008, cụ thể như sau:
“1. Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;
c) Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;
d) Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;
đ) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
2. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều này, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép.
4. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
5. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam”.
Như vậy, bạn là công dân Việt Nam thì khi làm thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam, con của bạn được miễn các điều kiện về ngôn ngữ, thời gian cư trú và khả năng bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam.
Về nguyên tắc, khi làm thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam, con bạn phải xin thôi quốc tịch Séc, có nghĩa là chỉ được lựa chọn một trong hai quốc tịch (quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch Séc). Tuy nhiên, do bạn là công dân Việt Nam nên cháu có thể được xem xét giữ quốc tịch gốc nếu bạn thuộc trường hợp đặc biệt được Chủ tịch nước cho phép theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008. Luật không quy định cụ thể về trường hợp đặc biệt nào công dân được Chủ tịch nước cho phép giữ quốc tịch gốc mà trên thực tế.
Sau khi nhập quốc tịch Việt Nam, bạn ra UBND cấp xã để nhập khẩu cho cháu.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- dịch vụ nhập hộ khẩu
- luat sư giỏi
- luật sư giỏi uy tín
- luật sư giỏi uy tín giá rẻ
- luật sư tư vấn nhập hộ khẩu
- nhập hộ khẩu có yếu tố nước ngoài
- tư vấn
- tu van luat uy tin
- tư vấn luật uy tín
- tư vấn nhập hộ khẩu
- tư vấn pháp luật
- van phong luat su gioi
- văn phòng luật sư giỏi
- văn phòng luật sư giỏi tp hcm