Bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Tôi có một câu hỏi muốn nhờ Luật sư giải đáp dùm. Tôi 24 tuổi và đang là công nhân cho một công ty trong thành phố Hồ Chí Minh. Một hôm đi làm về, tôi có gặp một người đang có hành vi tháo gương của một chiếc xe ô tô đỗ bên đường.
Thấy vậy tôi có ra hỏi thì người kia quay lại đánh tôi, tôi có chống trả với người đó nên lúc bị đẩy sang bên tôi làm vỡ một tấm kính lớn của cửa hàng gần đó. Như vậy tôi có phải bồi thường không? Pháp luật dân sự và hình sự quy định như thế nào?
Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
Trong thực tế, có nhiều trường hợp một người, do phải chống trả một người khác đang có hành vi xâm phạm lợi ích nhà nước, lợi ích tập thể, bảo vệ lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà gây thiệt hại cho người có hành vi xâm hại. Đây là những trường hợp phòng vệ – tuỳ theo sự tương xứng tính chất, mức độ của sự xâm hại với thiệt hại gây ra cho người có hành vi xâm hịa để xác định là phòng vệ chính đáng hay phòng vệ vượt quá giới hạn chính đáng.
Theo quy định tại Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 thì
“1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.”
Người có hành vi phòng vệ chính đáng không bị coi là tội phạm. Chỉ khi hành vi chống trả rõ ràng là quá mức cần thiết thì người có hành vi đó mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết là hành vi không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Đây là trường hợp do đánh giá sai tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại mà người phòng vệ đã lựa chọn phương tiện hoặc phương pháp gây ra thiệt hại là quá mức cần thiết cho người xâm hại, trong khi không cần thiết phải gây thiệt hại như vậy.
Trong luật dân sự, nguyên tắc bồi thường thiệt hại cũng được quy định tại Điều 594 Bộ luật dân sự 2015 như sau:.
“ Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng không phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường cho người bị thiệt hại.”
Theo quy định trên thì người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ đáng không phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Theo như bạn đã trình bày thì do trong lúc chống trả người có hành vi trộm cắp nên bạn mới bị đẩy vào tấm kính và tấm kính vỡ. Do đó, có thể xác định hành vi này của bạn là phòng vệ chính đáng và do đó bạn không phải bồi thường đối với trường hợp này.
Hãy nhấc máy gọi 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất. TLLAW.VN luôn có đội ngũ luật sư giỏi, luật sư uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Một số quy định pháp lý về hợp đồng vận chuyển tài sản
- Những quy định pháp lý về hợp đồng gia công
- Gây thiệt hại trong lúc say có phải bồi thường không
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhiều người gây ra
- Trách nhiệm bồi thường của nhà trường khi học sinh gây ra
- Bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra như thế nào
- Có phải bồi thường thiệt hại nguồn nguy hiểm cao độ gây ra không
- Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hai do người thi hành công vụ gây ra
- Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường ra sao