Tranh chấp về đặt cọc thuê mặt bằng
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Tôi có một mảnh đất 1000m2, trên đất có nhà và các chòi lá. Nay tôi có ký nhận tiền cọc của ông Nguyễn Văn A là 20 triệu đồng việt nam, trong giấy nhận cọc chúng tôi chỉ ghi nội dung : nhận tiền cọc của ông Nguyễn Văn A và không ghi thêm thỏa thuận gì khác nửa. Nguyễn Văn A có đến sửa chửa và nầng cấp mặt bằng thuê của tôi hết 15 triệu đồng việt nam.
Chúng tôi chỉ thỏa thuận bằng miệng về thời gian trả tiền còn lại, nhưng qua quá trình bàn bạc đã xãy ra tranh chấp, tôi đề nghị Nguyễn Văn A trả tiếp cho tôi thêm 1 tỷ, nếu không giao thêm tiền thì tôi không giao mặt bằng thuê nhưng Nguyễn Văn A không giao tiền đ1ung hẹn như thõa thuận bằng lời nói mà không lập thành văn bản, nên tôi đã không giao mặt bằng thuê như qua lời nói miệng.
Kính hỏi quý luật sư TLLAW.VN:
1. Nếu Nguyễn Văn A đi kiện tôi thì tôi thắng kiện hay thua kiện?
2. tôi đang cần bán đất đó thì cần phải làm như thế nào để trả lại tiền cọc cho Nguyễn Văn A. và Nguyễn Văn A hủy bỏ giấy cóc đó . tránh trường hợp tranh chấp về sau
Mong luật sư tư vấn giúp. cám ơn luật sư.
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật như sau:
Điều 358 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.
Trong trường hợp hợp đồng dân sự không được giao kết, thực hiện thì tùy từng trường hợp cụ thể, tài sản đặt cọc được giải quyết như sau:
- Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;
- Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, theo quy định trên thì đặt cọc có thể là biện pháp đảm bảo việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Trong thỏa thuận đặt cọc của bạn chưa ghi rõ là ĐẶT CỌC ĐỂ LÀM GÌ (giao kết hợp đồng hay thực hiện hợp đồng...). Do vậy, nếu có tranh chấp xảy ra thì việc chứng minh mục đích đặc cọc thuộc về các bên đương sự. Nếu không chứng minh được mục đích đặt cọc thì Tòa án sẽ không chấp nhận thỏa thuận đặt cọc đó. Nếu xác định được mục đích đặt cọc thì mới xác định được trách nhiệm của các bên trong việc vi phạm thỏa thuận đặt cọc đó.
Nếu bạn không muốn ràng buộc bởi điều khoản đặt cọc thì bạn có thể thông báo về việc chấm dứt hợp đồng đặt cọc đó để thực hiện giao dịch khác với bên thứ ba. Tuy nhiên, nếu bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng đặt cọc trái pháp luật thì bạn phải chịu phạt cọc và có thể phải bồi thường thiệt hại nếu việc đơn phương chấm dứt hợp đồng đó gây thiệt hại cho bên kia. Do vậy, bạn nên thương lượng và giải quyết dứt điểm với bên đặt cọc trước khi thực hiện một giao dịch khác.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất.
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Tranh chấp hợp đồng đặt cọc
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng
- Tôi muốn xin lý lịch tư pháp để định cư tại Việt Nam
- Thời hạn cấp lý lịch tư pháp?
- Giúp tôi cách làm hồ sơ khi đã có tiền án
- Thủ tục xóa án tích
- Thủ tục xin cấp lý lịch tư pháp
- Người có tiền án có xuất khẩu sang Đài Loan làm việc được không?
- Xóa án tích để được xuất nhập cảnh
- Tư vấn hợp về hợp đồng ủy quyền