Soạn thảo điều khoản thanh toán hợp đồng thương mại

dieu-kien-thanh-toan-hop-dongĐiều khoản thanh toán là điều khoản chủ yếu trong hợp đồng, nhất là hợp đồng thương mại quốc tế. Soạn thảo điều khoản thanh toán chặt chẽ cho một hợp đồng kinh doanh thương mại quốc tế sẽ giúp đảm bảo quyền lợi cao nhất cho các bên khi giao kết hợp đồng. Để làm được điều này hãy cùng Trí Tuệ Luật tìm hiểu các yếu tố cần thiết trong điều khoản thanh toán của một hợp đồng

 

1. Điều khoản thanh toán kiểm soát chủ yếu các rủi ro trong thanh toán

Các rủi ro tài chính (trong xuất khẩu) có thể được kiểm soát bằng cách:

- Bảo đảm qua một nhà môi giới bảo hiểm.

- Chia các rủi ro về giao hàng giữa người mua và người bán bằng cách phân định rõ trách nhiệm.

- Chia các rủi ro thanh toán hoặc không thanh toán cũng theo cách trên.

Ba yếu tố kiểm soát rủi ro trên thường được kết hợp sử dụng trong giao dịch kinh doanh.

2. Tín dụng ngắn hạn và dài hạn

Yếu tố đầu tiên của kiểm soát rủi ro là xác định thời hạn của tín dụng được nhà cung cấp chấp nhận. Thanh toán tín dụng ở đây được kết hợp với rất nhiều hình thức thanh toán. Ví dụ: "L/C 60 ngày". Việc thanh toán sẽ được ngân hàng thực hiện và sau 60 ngày kể từ khi L/C được xuất trình. Có 2 loại tín dụng:

Tín dụng ngắn hạn: Thời hạn thanh toán nằm trong khoảng thời gian không quá 12 tháng, nghĩa là thời gian từ lúc giao hàng tới khi thanh toán được thực hiện không quá 12 tháng. Tín dụng ngắn hạn thường dùng cho việc thanh toán hàng tiêu dùng, nguyên liệu thô, hàng hoá bán thành phẩm.

Tín dụng dài hạn: việc thanh toán được thực hiện dài hơn 12 tháng sau khi giao nhận hàng hoá hay sau khi hết hạn hợp đồng.

3. Điều khoản thanh toán xác định mức độ an toàn

Các hình thức thanh toán khác nhau thường được sử dụng trong thương mại quốc tế phản ánh những đòi hỏi và mong muốn của đối tác về mức độ an toàn trong thanh toán, khi đối tác mạnh hơn trong đàm phán và đã thành công trong việc áp đặt những điều kiện thanh toán trong hợp đồng giữa hai bên.

3.1. Ghi nợ tài khoản: Thanh toán sau khi giao nhận hàng hoá hoặc trước khi giao nhận hàng hoá. Việc giao nhận hàng hoá và thanh toán này không có sự bảo đảm.

3.2. Séc: Là một loại I.O.U ("Tôi nợ bạn", ngắn gọn là xác định nghĩa vụ tài chính của một đối tượng nào đó đối với việc chi trả cho một cá nhân hay một tổ chức) theo mẫu yêu cầu thanh toán của ngân hàng.

3.3. Nhờ thu: Người xuất khẩu sẽ giữ quyền làm chủ hàng hoá cho đến khi người mua trả tiền nhờ thu (Trả tiền khi xuất trình chứng từ 'Cash agaist Documents' hoặc chấp nhận hối phiếu (chứng từ giao khi thanh toán - 'Documents against Payment'). Tuy nhiên, người mua không có trách nhiệm phải chấp nhận hoặc thu thập chứng từ; trong trường hợp tồi tệ nhất, nhờ thu sẽ không được chi trả hoặc chấp nhận. Phải phân biệt được nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. Trong trường hợp nhờ thu phiếu trơn, chỉ sử dụng các chứng từ tài chính liên quan; trong trường hợp nhờ thu kèm chứng từu có thể có các chứng từ khác như vậ đơn đường biển.

3.4. Tín dụng thư (L/C): Tín dụng thư (L/C) là một nghĩa vụ của ngân hàng đối với bên thứ 3 (bên hưởng lợi/nhà xuất khẩu) để trả một khoảng tiền nhất định khi xuất trình bộ chứng từ liên quan. Nếu bên hưởng lợi thỏa mãn tất cả các điều kiện của tín dụng (hợp đồng) và xuất trình đúng bộ chứng trong thời hạn, anh ta sẽ được trả tiền và được đảm bảo thanh toán gần như 100%. Bên hưởng lợi sẽ tiếp tục giữ quyền làm chủ hàng hóa cho đến khi được trả tiền hoặc hối phiếu được chấp nhận.

4. Các điều kiện thanh toán

4.1. Tài khoản ghi nợ/tài khoản vãng lai

Người bán cho người mua nợ trong một khoảng thời gian nhất định sau khi giao hàng, hầu như chỉ là một trong khoảng thời gian ngắn; người mua sẽ thanh toán qua ngân hàng. Điều kiện tiên quyết cho loại thanh toán này là:

- Mối quan hệ tốt đẹp giữa người bán và người mua.

- Chuẩn mực mua bán mà có thể được xác định cùng với hành trình của hàng hoá.

- Không có rủi ro chính trị hay các trở ngại của thương mại quốc gia.

4.2. Thanh toán bằng séc

Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản, ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc, hoặc trả theo lệnh của người ấy hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định, bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản.

Việc thanh toán dựa trên hiện thực là ngân hàng phát hành séc sẽ trả số tiền liên quan chỉ khi tài khoản của khách quan có số dư cân bằng. Phương pháp thanh toán này cũng không an toàn hơn so với tài khoản ghi nợ. Lưu ý rằng tại nhiều nước, việc phát hành séc khống là một loại tội phạm.

Ngân hàng phát hành séc thường đảm bảo buôn tính hợp pháp của nó và séc đó có thể được đàm phán với ngân hàng của bên hưởng lợi. Tuy nhiên, tại một số nước chính trị không ổn định, loại thanh toán bằng séc không được các ngân hàng tin tưởng.

4.3. Trả tiền khi xuất trình chứng từ hay Chứng từ giao khi thanh toán (C.A.D hoặc D/P).

Các chứng từ giao nhận thương mại quốc tế thể hiện việc gửi hàng, như là: vận đơn đường biển, vận đơn hàng không và phiếu gửi hàng (C.M.R), việc mua bán hàng hoá chỉ có thể được chấp nhận khi giao ra các loại chứng từ vận chuyển nêu trên. Chứng từ giao khi thanh toán là loại thanh toán dựa trên trị giá đại diện các loại vận đơn kể trên.

Người cung cấp đưa chứng từ cho ngân hàng của anh ta (Ví dụ: vận đơn, chứng từ bảo hiểm, chứng nhận xuất xứ, chứng nhận kiểm dịch) với chỉ dẫn là gửi chúng tới cho khách hàng để phục vụ cho việc thanh toán.

Trong phần thỏa thuận của hợp đồng bán hàng, khách hàng trao chứng từ khi được thanh toán số tiền theo hóa đơn hay khi có hối phiếu (bill of exchange) hứa sẽ trả khoản tiền theo ngày thỏa thuận tại "kỳ hạn thanh toán".

Hối phiếu có thể được xem như là một phương thức thanh toán có đảm bảo nếu được ngân hàng ký hậu.

Chứng từ khi chấp nhận thanh toán (D/A)

Cũng giống như phương thức CAD, nhưng trong trường hợp này, người mua phải chấp nhận hối phiếu (bill of exchange), trong đó anh ta cam kết sẽ thanh toán số tiền nhất định theo ngày thỏa thuận tại "kỳ hạn thanh toán".

4.4. Tín dụng thư L/C

Ngân hàng của người mua phát hành tín dụng thư và luôn luôn có nghĩa vụ phải thanh toán nếu như nhà xuất khẩu thỏa mãn tất cả các điều kiện của hợp đồng. Đối lập với phương thức thanh toán “nhờ thu”, tín dụng thư sẽ bị kiểm tra bởi cả 2 phía ngân hàng của người bán và người mua.

Người bán hàng cũng có thể yêu cầu ngân hàng của mình xác nhận tín thư. Điều này có nghĩa là ngân hàng của người bán sẽ không tự động xác nhận tất cả các tín thư L/C, nhưng về cơ bản sẽ theo dõi chúng tùy từng trường hợp. Nếu khoản tín dụng của ngân hàng của người mua sẽ không đưa ra xác nhận. Một lí do khác để không đưa ra xác nhận nữa là tình trạng chính trị tại quốc gia của ngân hàng người mua không ổn định (rủi ro quốc gia)

Thuận lợi/ không thuận lợi

- Người xuất khẩu có được mức bảo đảm cao cho việc sẽ được thanh toán (nếu anh ta hài lòng với điều kiện chi trả, điều mà được qui định trong hợp đồng bán hàng).

- Ngân hàng người mua phải thanh toán (và điều này làm tăng thêm độ tin cậy của việc thanh toán).

- Tín dụng thư L/C được sử dụng khi người bán và người mua không quen biết lẫn nhau tới độ tin cậy, bởi vì loại thanh toán này cung cấp một mức độ an toàn cao cho việc thanh toán và giao nhận hàng hóa.

- Tín dụng thư là một kiểu mẫu thanh toán tương đối tốn kém.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN