Tư vấn bồi hoàn lại chi phí đào tạo

boi-thuong-dao-taoTôi tên là Vĩnh hiện tại đang ở Cần thơ. Hôm nay tôi có sự việc này kính mong Luật sư sẽ góp ý giúp.Công ty tôi có cử một nhân viên A đi đào tạo để nâng cao tay nghề (học đại học), toàn bộ chi phí anh A đi học Công ty tôi đều chu cấp hết.

 

Tuy nhiên sau 04 năm học về anh A chỉ làm việc được 06 tháng thì anh A làm đơn xin nghỉ việc và báo trước 45 ngày theo luật lao động, tại vì anh A ký hợp đồng không xác định thời hạn với Công ty. Trong khi đó theo quy định của Công ty tôi nếu đi học về sẽ làm việc 03 năm mới được nghỉ.

Sau khi anh này có đơn xin nghỉ việc thì Ban lãnh đạo Công ty tôi cũng đồng ý chấp nhận cho anh A nghỉ và sau khi anh A nghỉ Công ty tôi có bắt buộc anh A tự viết một tờ Cam kết về việc sẽ bồi hoàn Chi phí đào tạo thời hạn chót trả tiền là ngày 21/05/2012. Tuy nhiên đến tận bây giờ anh A vẫn chưa trả số tiền này.

theo tôi nghỉ thì việc anh A nghỉ thì mình sẽ không còn kiện bên luật lao động được tại vì người này đã không còn quan hệ lao động với bên Công ty nữa.

Bây giờ theo tôi thì chỉ dựa vào bản cam kết do tự anh ta viết thôi.

Với sự việc như vậy tôi muốn hỏi Luật sư sẽ áp dụng luật lao động hay luật dân sự giải quyết, thời hiệu khời kiện là bao lâu.

Với những dữ liệu như trên mong Luật sư tham khảo và phân tích giúp tôi với

Chào bạn !

TLLAW.VN xintư vấn pháp luật như sau:

Vấn đề bạn hỏi, xin được tư vấn cho bạn như sau:

Thời điểm phát sinh quan hệ lao động giữa công ty bạn và người lao động cũng như diễn ra việc đi học và chấm dứt hợp đồng lao động là thời điểm Luật Lao động năm 1994, được sửa đổi bổ sung qua bởi các Luật Lao động sửa đổi năm 2002, 2006, 2007 đang có hiệu lực (sau đây gọi tắt là “Bộ Luật Lao động cũ”). Theo nội dung Luật Lao động cũ cũng như các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thì việc đòi lại tiền chi phí đào tạo theo quan hệ lao động trong trường hợp này là rất khó bởi:

Theo Điều 13 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 9/5/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động về Hợp đồng lao động quy định: “Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải bồi thường chi phí đào tạo… trừ trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động mà thực hiện đúng và đủ các quy định tại Điều 37của Bộ luật lao động đã sửa đổi, bổ sung.”;

Theo khoản 4 mục III Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH của Bộ lao động thương binh và xã hội hướng dẫn Điều 13 Nghị định số 44 quy định chi tiết: người lao động và người sử dụng lao động phải ký văn bản thoả thuận về việc người sử dụng lao động bỏ kinh phí để đào tạo người lao động thì người lao động phải có có trách nhiệm trở lại làm việc cho người sử dụng lao động trong một thời gian nhất định do hai bên thoả thuận. Trường hợp người lao động tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải bồi thường chi phí đào tạo, trừ trường hợp quy định tại Điều 37 Bộ luật lao động.

Theo Điều 37 khoản 3 Bộ luật Lao động quy định:“Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày…”.

Như bạn trao đổi, người lao động đã thực hiện đúng nghĩa vụ báo trước theo quy định pháp luật và cũng được công ty đồng ý. Do vậy nếu xét trên quan hệ lao động thì với những quy định nêu trên, anh A không có nghĩa vụ phải bồi hoàn chi phí đào tạo cho công ty bạn.

2. Xem xét góc độ ở quan hệ dân sự

Có một số yếu tố để đánh giá tính độc lập của bản cam kết nghĩa vụ trả nợ của anh A với hợp đồng lao động, thể hiện cam kết này có thể nghiêng về cam kết dân sự, cụ thể:

- Thời điểm xác lập bản cam kết nghĩa vụ trả lại tiền cho công ty là thời điểm quan hệ lao động đã chấm dứt;

- Bản xác lập được lập bởi người lao động trên cơ sở họ tự nguyện và hiểu rõ nội dung (vì lúc đó quan hệ lao động đã chấm dứt và họ có quyền cam kết để ký hoặc không).

Tuy vậy, sẽ là rất khó để được Tòa án tuyên cho công ty của bạn thắng kiện nếu tranh chấp phải đưa ra tòa vì nhiều khả năng Tòa án sẽ xem xét bản chất của quan hệ là quan hệ pháp luật lao động vì tranh chấp phát sinh trên cơ sở hợp đồng lao động và quan hệ gốc là quan hệ lao động.

Về thời hiệu khởi kiện:

Xét ở góc độ tranh chấp lao động: thời hiệu khởi kiện là 01 năm kể từ ngày phát sinh tranh chấp hoặc từ ngày xác lập nghĩa vụ nhưng không thực hiện.

Xét ở góc độ tranh chấp dân sự: thời hiệu khởi kiện là 02 năm kể từ ngày phát sinh tranh chấp hoặc từ ngày xác lập nghĩa vụ nhưng không thực hiện.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN