Luật sư tư vấn nhận nuôi con nuôi

luat-su-tu-van-nhan-nuoi-con-nuoiThủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, việc phát sinh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là một tất yếu. Trí Tuệ Luật tự hào là nhà cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất về các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực Dân sự, Hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài.

 

Thủ tục nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài cũng là một vấn đề mà TLLAW.VN đặc biệt chú trọng. Nhằm mục đích trợ giúp pháp lý cho những cá nhân người nước ngoài muốn nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi hoặc công dân Việt Nam muốn nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi,

TLLAW.VN sẽ tư vấn, vấn đề nhận nuôi con nuôi như sau::

- Tư vấn về điều kiện, thủ tục nhận nuôi con nuôi;

 - Cung cấp thông tin pháp luật liên quan đến thủ tục nhận nuôi con nuôi;

- Hướng dẫn, soạn thảo nội dung đơn từ và các giấy tờ để hoàn thiện hồ sơ;

- Thực hiện các yêu cầu khác về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật.

Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết việc nhận con nuôi

Luật nuôi con nuôi được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2011. Theo quy định tại luật này thì cơ quan nhà nước giải quyết việc nhận nuôi con nuôi được quy định cụ thể như sau:

* Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước.

 * Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

* Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài đăng ký việc nuôi con nuôi của công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài

Hồ sơ, thủ tục pháp lý nhận nuôi con nuôi:

I. Hồ sơ nhận nuôi con nuôi bao gồm:

1. Ðơn xin nhận con nuôi có xác nhận của cơ quan đơn vị nơi người nhận nuôi công tác (đối với CB-CC, người lao động; lực lượng vũ trang) hoặc UBND Phường nơi cư trú (đối với nhân dân) của người nhận nuôi;

2. Cam kết về việc chăm sóc giáo dục đứa trẻ. Nếu có vợ hoặc chồng phải có chữ ký của cả vợ và chồng.

3. Giấy thỏa thuận về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi của cha mẹ đẻ, người giám hộ, cơ sở y tế hoặc cơ sở nuôi dưỡng (có xác nhận UBND nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở của cơ sở y tế) .

4. Giấy khai sinh của người nhận nuôi con nuôi và của người được nhận làm con nuôi (trường hợp trẻ em chưa được khai sinh, thì phải đăng ký khai sinh trước khi đăng ký nhận nuôi con nuôi)

5. Chứng minh nhân dân của người nhận nuôi con nuôi.

6. Hộ khẩu của người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi.

7. Nếu người được nhận làm con nuôi từ 9 tuổi trở lên, thì phải có sự đồng ý của người đó.

Ghi chú : Trường hợp con nuôi là thương binh, người tàn tật hoặc người xin nhận con nuôi già yếu cô đơn, đơn phải có xác nhận của UBND nơi cư trú về hoàn cảnh đặc biệt đó.

II. Nơi nộp hồ sơ: Đăng ký tại UBND Phường nơi cư trú của người xin nhận nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ  tư vấn pháp luật tốt nhất

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN