Tư vấn thời hiệu khởi kiện dân sự
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Năm 1999 bố mẹ tôi có cho một người bạn mượn 6 lượng vàng, khi mượn có giấy viết tay và sổ đỏ thế chấp với thời hạn là 3 năm trả hết gốc và lãi.Nhưng họ không thực hiện theo những gì đã thỏa thuận giữa hai bên.
Năm 2008 họ có mượn lại sổ đỏ để đổi sổ đỏ mới theo qui định của nhà nước, sau đó giao lại cho bố mẹ tôi. Vì tình cảm bạn bè, bố mẹ tôi cũng không đòi lại tiền, nhưng đến năm 2010 họ vẫn không trả lại tiền, còn nói là đã trả hết tiền nhưng quên không lấy lại sổ đỏ và giấy nhận nợ,trước tình hình đó bố mẹ tôi làm đơn kiện lên tòa án huyện, tòa án buộc họ phải trả lại tiền nhưng họ đã kháng lên tòa án tỉnh, tòa án tỉnh không thụ lý vì lý do đã hết thời hạn khởi kiện, bố mẹ tôi đành phải mất tiền vì không hiểu luật.
Vậy thưa luật sư:theo Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP- tại khoản 3 Điều 23 Nghị quyết quy định :Đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, về đòi lại tài sản, đòi lại quyền sử dụng đất do người khác quản lý, chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện, thì bố mẹ tôi có thể làm đơn lại kiện lên tòa án để đòi lại tiền không vì số tiền đó rất lớn đối với người dân lao động như bố mẹ tôi.
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
Thời hiệu khởi kiện (Điều 159 Bộ Luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011)
1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự thì thực hiện như sau:
+ Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu; tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện;
+ Tranh chấp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là 02 năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
2. Một số thời hiệu khởi kiện cụ thể:
- Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng dân sự: 02 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm (Điều 427 Bộ luật dân sự năm 2005);
- Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại: 02 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm (Điều 607 BLDS);
- Thời hiệu khởi kiện về thừa kế (Điều 645 BLDS):
+ Thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế;
+ Thời hiệu khởi kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế;
Ngày 3/12/2012 Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP. Cụ thể tại khoản 3 Điều 23 Nghị quyết quy định:
- Đối với tranh chấp dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự (hợp đồng vay tài sản, hợp đồng gửi giữ tài sản, thuê tài sản, thuê khoán tài sản, hợp đồng gia công, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất) thì giải quyết như sau:
a) Đối với tranh chấp phát sinh từ giao dịch dân sự thì áp dụng thời hiệu quy định trong văn bản quy phạm pháp luật tương ứng đối với loại giao dịch đó.
Ví dụ: Tranh chấp về hợp đồng thuê nhà thì thời hiệu khởi kiện đối với hợp đồng cho thuê tài sản được xác định theo quy định tại Điều 427 của Bộ luật dân sự năm 2005 thì thời hiệu khởi kiện là 2 năm.
b) Đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, về đòi lại tài sản, đòi lại quyền sử dụng đất do người khác quản lý, chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện.
Ví dụ 1: Ngày 1/1/2008, A cho B vay 500 triệu đồng, thời hạn vay một năm. Đến ngày 1/1/2009, B không trả tiền gốc và tiền lãi. Đến ngày 3/4/2011, A khởi kiện yêu cầu buộc B trả lại khoản tiền gốc và tiền lãi. Đối với yêu cầu thanh toán khoản tiền lãi thì Tòa án không giải quyết vì đã hết thời hiệu khởi kiện. Đối với yêu cầu thanh toán khoản tiền gốc thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện, Tòa án thụ lý giải quyết theo thủ tục chung.
Như vậy, với các quy định nêu trên, khi tranh chấp hợp đồng vay tiền (đối với nợ gốc), chủ nợ có quyền khởi kiện bất cứ lúc nào vì pháp luật không quy định về thời hiệu khởi kiện, vậy bố mẹ bạn có thể làm đơn kiện lại để lấy lại số tiền.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ , tư vấn pháp luật tốt nhất
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Quy định về việc xét xử vắng mặt bị đơn ?
- Bổ sung tên gọi khác vào giấy khai sinh
- Việc ủy quyền giải quyết tranh chấp
- Trường hợp chuyển nhầm tiền trong ngân hàng
- Trả lại tiền đặt cọc khi bán thanh lý
- Quyền tài sản của người thôi quốc tịch
- Luật pháp xử lý vi phạm Hợp đồng dân sự vi phạm năm 1990 thế nào
- Khai sinh cho con theo mẹ có được không
- Làm hộ chiếu bao gồm những giấy tờ gì
- Việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài