Tư vấn bảo vệ tài sản chung
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Gửi Quý Luật sư,Không phải chúng tôi gửi đơn lên UBND Phường/ Công an Phường để yêu cầu phân chia tài sản chung mà chúng tôi chỉ muốn thông báo với địa phương là hiện tại chúng tôi không còn ở chung trên ngôi nhà đó nữa, và nếu có những vấn đề gì về tranh chấp, thay đổi chủ ở hay vấn đề gì liên quan đến ngôi nhà trên thì vui lòng gửi thư thông báo đến địa chỉ chúng tôi có thông báo trong thư trình bày để chúng tôi biết.
Vì theo tôi được biết là nếu có tranh chấp tài sản chung thì sẽ co quy định là đăng báo thông báo trong thời gian là tháng hay dán thông báo niêm yết tại UBND địa phương trong tháng mà những người liên quan không có phản hồi thì sẽ được xử lý đơn phương, và chúng tôi không còn ở địa phương nữa thì làm sao biết có những sự việc gì liên quan đến ngôi nhà trên xảy ra hay không.
Chúng tôi chỉ muốn bảo vệ ngôi nhà (là tài sản chung) khi chúng tôi không còn ở tại ngôi nhà đó nữa và nếu có các vấn đề gì liên quan đến tài sản chung nào thì cơ quan chức năng nhất là ở địa phương thông báo cho chúng tôi biết dùm thôi ạ. Chứ không phải muốn phân chia hay tranh chấp gì.
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
Do bạn không nói rõ thời điểm cha, mẹ của bạn chết nên chúng tôi không thể tư vấn cụ thể được.
Tuy nhiên, qua kinh nghiệm giải quyết nhiều vụ việc tương tự của bạn, chúng tôi thấy để bảo đảm quyền lợi của các anh chị em, tránh tranh chấp đáng tiếc có thể xảy ra sau này thì trước khi chuyển ra ở nơi khác 4 anh, chị em phải họp lại để thống nhất những nội dung chính sau: 1. Xác định nhà, đất là tài sản của cha mẹ để lại cho 4 anh, chị em chưa chia;
2. Anh, chị em thống nhất giao cho anh Thứ quản lý, trông nom;
3. Anh Thứ chỉ được sử dụng nhà, đất để ở, tuyệt đối không được chuyển nhượng, tặng cho, cầm cố, thế chấp...
Nội dung cuộc họp phải được lập thành văn bản, có chữ ký của toàn bộ anh, chị em. Nếu mời được tổ trưởng tổ dân phố (trưởng thôn) hoặc đại diện UBND phường tham dự cùng là tốt nhất.
Khi đã có Biên bản họp gia đình nêu trên, nếu quá trình sử dụng nhà đất, anh Thứ chuyển nhượng, cấm cố, thế chấp ... thì các giao dịch đó đều sẽ vô hiệu, anh, chị em bạn hoàn toàn có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ giao dịch đó. Hơn nữa, khi có Biên bản họp gia đình, trường hợp không may hết thời hiệu chia thừa kế (quá 10 năm kể từ thời điểm cha, mẹ chêt) thì anh chị em bạn vẫn có quyền yêu cầu chia nhà, đất.
Đây là tình huống rất phổ biến trên thực tế và đã có rất nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra chỉ vì không được hướng dẫn đúng. Vì vậy, nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan bạn nên tiếp tục hỏi để được Luật sư tư vấn
Hãy nhấc máy gọi TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Bảo vệ tài sản chung
- tài sản vay vốn
- Tư vấn về hợp đồng doanh nghiệp
- Hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh viết tay, không công chứng
- Tư Vấn Hợp Đồng Thế Chấp Nhà Đất Bên thứ 3
- Email có được xem là hợp đồng pháp lý
- Thế chấp tài sản doanh nghiệp tư nhân
- Tư vấn về hiệu lực của hợp đồng công chứng
- SỬ DỤNG VỐN VAY SAI MỤC ĐÍCH
- Tranh chấp hợp đồng cho vay