Cha mẹ đẻ còn quyền cho cho con làm con nuôi
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Kính chào luật sư, tôi có một băn khoăn rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư về vấn đề con nuôi như sau: Tôi có một con gái 4 tuổi, chồng tôi mới mất. Tôi đã đồng ý cho con gái tôi làm con nuôi của người.Cán bộ tư pháp có nói với tôi, khi tôi đã cho con đi làm con nuôi thì tôi không được nuôi dưỡng hay chăm sóc con tôi nữa. Vậy tôi xin hỏi điều đó có đúng không? Nguyện vọng của tôi là cả bố mẹ nuôi và mẹ đẻ cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cho con.
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
Khoản 4 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định về hệ quả của việc nuôi con nuôi như sau:
"4. Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi".
Như vậy, về nguyên tắc, kể từ thời điểm giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền và nghĩa vụ với con đẻ của mình. Do đó, việc cán bộ tư pháp trả lời với bạn về việc sau khi cho con đẻ của bạn làm con nuôi thì bạn không còn quyền và nghĩa vụ gì với con là hoàn toàn chính xác theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, trong chính khoản 4 Điều 24 nêu trên, pháp luật cho phép các bên thỏa thuận với nhau thể hiện ở chỗ "trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác...". Điều đó có nghĩa là pháp luật cho phép cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi được thỏa thuận với nhau về việc, sau khi giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ được giữ lại một số hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ đối với con của mình.
Về phía bạn, bạn có nguyện vọng là việc cho con bạn làm con nuôi là để cả hai bên cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cho bé, nên bạn hoàn toàn có thể thỏa thuận với bố mẹ nuôi của bé về việc mẹ đẻ vẫn có toàn bộ quyền và nghĩa vụ đối với con sau khi giao nhận con nuôi. Văn bản thỏa thuận này cần phải có chữ ký của cả hai bên, đồng thời nên được công chứng hoặc chứng thực.
Văn bản thỏa thuận giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi về việc cha mẹ đẻ vẫn còn toàn bộ quyền và nghĩa vụ đối với con được pháp luật thừa nhận và hoàn toàn tôn trọng. Nội dung thể hiện trong khoản 4 điều 24 nêu trên pháp luật bao giờ cũng đặt sự thỏa thuận giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi lên hàng đầu, nếu như không có thỏa thuận gì thì mới áp dụng nguyên tắc sau khi giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền và nghĩa vụ đối với con.thể là chú của cháu nhận cháu làm con nuôi sau khi chồng tôi mất.
Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- luật nuôi con nuôi
- luat su
- luat su uy tin
- nhan nuoi con nuoi co yeu to nuoc ngoai
- nhan nuoi con nuoi dich danh
- thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài
- thủ tục xin nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài
- thủ tục đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
- tư vấn pháp luật miễn phí
- tư vấn pháp luật trực tuyến
- tư vấn thủ tục nhận làm con nuôi người nước ngoài
- văn phòng luật sư giỏi
- van phong luat su gioi
- văn phòng luật sư giỏi tp hcm
- van phong luat su uy tin
- đăng ký con nuôi có yếu tố nước ngoài
- đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
- điều kiện xin nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Quy trình thủ tục ly hôn
- Bên thuê lại có quyền sa thải lao động thuê lại
- Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động với người lao động
- Quyền sở hữu nhà tại Việt Nam của người nước ngoài
- Luật cư trú cho người nước ngoài tại Việt Nam
- Tư vấn về mua bán nhà đất
- Quy trình thủ tục mua bán nhà đất
- Hủy bỏ hợp đồng ủy quyền
- Tư vấn thủ tục sang tên tài sản sau khi ly dị
- Không tên trong sổ đỏ có được chia nhà khi ly hôn