Tư vấn người Mỹ nhận con nuôi tại việt nam
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Tôi có một số thắc mắc xin được tư vấn như sau: Anh K.V ( quốc tịch Mỹ) trong một lần đến du lịch tại Việt Nam tháng 5/2015 đã vô tình gặp cháu H ( trẻ em đi lang thang tại khu vực Hồ Tây). Thấy thương cho hoàn cảnh cháu H nên anh K.V muốn nhận cháu làm con nuôi. Hỏi:Trong trường hợp này anh K.V có thể nhận cháu H làm con nuôi không? Nếu có thì cần những điều kiện gì và thủ tục thực hiện như thế nào?
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
Theo quy định của Luật nuôi con nuôi 2010, điều kiện để nhận nuôi con nuôi được quy định như sau:
Với người nhận nuôi con nuôi thì phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Luật nuôi con nuôi 2010 như sau:
“Điều 14. Điều kiện đối với người nhận con nuôi
1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.”
Đồng thời, trong trường hợp của anh K.V, đây là trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài vì thế còn phải thuộc một trong các trường hợp sau đây theo quy định của Luật nuôi con nuôi 2010:
“Điều 28. Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:
a) Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;
b) Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
c) Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;
d) Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;
đ) Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.
3. Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi.
4. Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam.”
Anh K.V là người Mỹ. Giữa Việt Nam và Mỹ đã có hiệp định tương trợ tư pháp về nuôi con nuôi. Do đó, trong trường hợp này, anh K.V đã thỏa mãn điều kiện về người nhận nuôi “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.”. Tuy nhiên, anh còn cần thỏa mãn các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 14 như chúng tôi đã nêu trên. Vì trong nội dung thư yêu cầu, bạn chưa nêu rõ các thông tin về anh K.V như về độ tuổi, sức khỏe, kinh tế…Do đó,trong trường hợp này, cần đối chiếu các hoàn cảnh cụ thể của anh K.V để xác định anh này có đủ điều kiện nhận nuôi con nuôi hay không theo những tiêu chuẩn chúng tôi đã nêu.
Đồng thời, về phía em H cũng phải đáp ứng các điều kiện sau theo quy định của Luật nuôi con nuôi 2010 phải là trẻ em dưới 16 tuổi. Bạn cần kiểm tra xem em H có thỏa mãn điều kiện này hay không.
Trong trường hợp cả anh K.V và em H đều đủ các điều kiện nuôi con nuôi như chúng tôi đã nêu trên thì việc nhận nuôi con nuôi sẽ được tiến hành như sau:
Bước 1: Anh K.V cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
“ Điều 31. Hồ sơ của người nhận con nuôi
1. Hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có các giấy tờ, tài liệu sau đây:
a) Đơn xin nhận con nuôi;
b) Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
c) Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;
d) Bản điều tra về tâm lý, gia đình;
đ) Văn bản xác nhận tình trạng sức khoẻ;
e) Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;
g) Phiếu lý lịch tư pháp;
h) Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
i) Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này.
2. Các giấy tờ, tài liệu quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều này do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận.”
Bước 2: Cháu H cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau đây:
1.Các giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật nuôi con nuôi 2010 gồm có:
a) Giấy khai sinh;
b) Giấy khám sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
c) Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
d) Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất năng lực hành vi dân sự;
đ) Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.
2.Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em;
3. Tài liệu chứng minh đã thực hiện việc tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này nhưng không thành.
4. Bản tóm tắt đặc điểm, sở thích, thói quen của trẻ em phải ghi trung thực các thông tin về sức khỏe, tình trạng bệnh tật (nếu có) của trẻ em, sở thích, thói quen hàng ngày đáng lưu ý của trẻ em để thuận lợi cho người nhận con nuôi trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em sau khi được nhận làm con nuôi.
Hồ sơ trên đây được lập thành 03 bộ và nộp cho Sở Tư pháp nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú.
Bước 3: Anh K.V nộp hồ sơ cho Cục Con nuôi thông qua tổ chức con nuôi của nước đó được cấp phép hoạt động tại Việt Nam; nếu nước Mỹ không có tổ chức con nuôi được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, thì người nhận con nuôi nộp hồ sơ cho Cục Con nuôi thông qua Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của nước Mỹ tại Việt Nam.
Bước 4:Sau khi thẩm định hồ sơ của anh K.V và cháu H, Sở Tư pháp sẽ thông báo cho các bên về việc có được nhận nuôi con nuôi hay không. Nếu có đủ điều kiện sẽ cấp Giấy quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài cho các bên.
Trong trường hợp của anh K.V và cháu H, các giấy tờ của anh K.V nếu do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp thì cần được hợp pháp hóa lãnh sự trước khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo trình tự dưới đây theo quy định của Nghị định 111/2011/NĐ-CP về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự:
"Điều 14. Trình tự, thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại giao
1. Người đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự nộp 01 bộ hồ sơ gồm:
a) 01 Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu quy định;
b) Xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp;
c) 01 bản chụp giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện;
d) Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, đã được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước ngoài chứng nhận;
đ) 01 bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh, nếu giấy tờ, tài liệu đó không được lập bằng các thứ tiếng trên;
e) 01 bản chụp các giấy tờ, tài liệu nêu tại điểm d và điểm đ để lưu tại Bộ Ngoại giao.
2. Trường hợp cần kiểm tra tính xác thực của giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể yêu cầu người đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự xuất trình bổ sung bản chính giấy tờ, tài liệu có liên quan và nộp 01 bản chụp giấy tờ, tài liệu này để lưu tại Bộ Ngoại giao.
3. Bộ Ngoại giao thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự trên cơ sở đối chiếu con dấu, chữ ký và chức danh trong chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài trên giấy tờ, tài liệu với mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh đã được nước đó chính thức thông báo cho Bộ Ngoại giao.
4. Thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 5 Điều 11 Nghị định này.
5. Trường hợp mẫu chữ ký, mẫu con dấu và chức danh của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài quy định tại điểm d khoản 1 Điều này chưa được chính thức thông báo hoặc cần kiểm tra tính xác thực, Bộ Ngoại giao đề nghị cơ quan này xác minh. Ngay sau khi nhận được kết quả xác minh, Bộ Ngoại giao giải quyết hồ sơ và trả kết quả cho đương sự."
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- luật nuôi con nuôi
- luat su
- luat su uy tin
- nhan nuoi con nuoi co yeu to nuoc ngoai
- nhan nuoi con nuoi dich danh
- thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài
- thủ tục xin nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài
- thủ tục đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
- tư vấn pháp luật miễn phí
- tư vấn pháp luật trực tuyến
- tư vấn thủ tục nhận làm con nuôi người nước ngoài
- văn phòng luật sư giỏi
- van phong luat su gioi
- văn phòng luật sư giỏi tp hcm
- van phong luat su uy tin
- đăng ký con nuôi có yếu tố nước ngoài
- đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
- điều kiện xin nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Vay tiền làm ăn nhưng thua lỗ không trả được thì có bị kiện
- Tranh chấp trường hợp trả tiền rồi nhưng không lấy giấy vay nợ gốc
- Tư vấn thủ tục cho người nước ngoài nhận con nuôi tại Việt Nam
- Thủ tục giải quyết cho trẻ em Việt nam làm con nuôi người nước ngoài
- Thủ tục nhận con nuôi như thế nào
- Những trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi
- Hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi
- Thủ tục nhận nuôi con nuôi đối với Việt Kiều
- Có được nhận con nuôi nếu chồng không đồng ý
- Điều kiện nhận nuôi con nuôi