Những trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi

nhung-truong-hop-cham-dut-nhan-nuoi-con-nuoi“Điều 25. Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi

Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;

2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;

3. Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;

 

4. Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật này”.

Như vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều 25 thì việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong trường hợp “ con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi”. Quy định này của pháp luật được hiểu và áp dụng như thế nào trong khi chúng ta lại bắt gặp quy định hệ quả của việc chấm dứt nuôi con nuôi như sau:

“ Trường hợp con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động thì Tòa án quyết định giao cho cha mẹ đẻ hoặc tổ chức, cá nhân khác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục vì lợi ích tốt nhất của người đó”- trích khoản 2 Điều 27 Luật nuôi con nuôi năm 2010.

Vậy nên hiểu và áp dụng hai quy định này của pháp luật như thế nào? Có hai cách chúng ta có thể hiểu như sau:

.Tư vấn Những trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quy định

Thứ nhất:

Chữ “và” ở đây được hiểu là phải có điều kiện: “con nuôi đã thành niên” và điều kiện: “ cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi” thì mới được chấm dứt việc nuôi con nuôi. Nếu hiểu như vậy thì có nghĩa là cha mẹ có ý nguyện chấm dứt việc con nuôi chỉ được thực hiện khi con nuôi đã thành niên. Vậy liệu rằng quy định :“ Trường hợp con nuôi là người chưa thành niên thì Tòa án quyết định giao cho cha mẹ đẻ hoặc tổ chức, cá nhân khác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục vì lợi ích tốt nhất của người đó”- trích khoản 2 Điều 27 Luật nuôi con nuôi năm 2010 có thừa không? Và như vậy khi cha mẹ nuôi muốn chấm dứt việc nuôi con nuôi khi con nuôi chưa thành niên thì lựa chọn phương án nào?

Cách hiểu thứ hai:

Với quy định “ con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi” được hiểu là hai điều kiện khác nhau trong hai trường hợp khác nhau chấm dứt việc nuôi con nuôi. Nếu hiểu theo cách này thì sẽ phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật nuôi con nuôi năm 2010 như đã nêu trên. Tuy nhiên, nếu là hai trường hợp riêng biệt thì việc sử dụng chữ “và” ở đây đã phù hợp chưa? Điều này sẽ gây ra các cách hiểu khác nhau và áp dụng không triệt để quy định của pháp luật, ảnh hưởng tới quyền lợi của con người khi tham gia vào quan hệ pháp luật này.

Theo cách nhìn của tôi, quy định này của pháp luật có thể sửa đổi từ chữ “và” thành chữ “hoặc” thì sẽ phù hợp hơn trong việc áp dụng vấn đề này trên thực tế.

Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”