Bảo lãnh trả nợ

bao-lanh-tra-noCách đây vài năm, mẹ tôi có bảo lãnh cho một người vay tiền ngân hàng bằng cách thế chấp nhà của mình. Nhưng do người ta làm ăn không đúng pháp luật nên đã đi tù, không trả tiền ngân hàng để lấy lại giấy tờ nhà cho mẹ tôi. Lúc đó số tiền nợ ngân hàng là khoảng 1 tỷ đồng, mẹ tôi chưa đủ khả năng trả ngân hàng.

 

Vì vậy, mẹ tôi buộc phải đồng ý bảo lãnh cho người khác vay tiếp bằng cách sau : " Họ sẽ bỏ 1 tỷ để lấy lại giấy tờ nhà của mẹ tôi, nhưng sau đó mẹ tôi sẽ phải dùng giấy tờ nhà để bảo lãnh cho họ vay ở ngân hàng khác với số tiền là 2 tỷ đồng. Có nghĩa là họ ứng trước 1 tỷ để lấy giấy tờ ra, còn sau khi vay 2 tỷ thì họ sẽ lấy lại 1 tỷ trước đó dùng để lấy giấy tờ, còn 1 tỷ dư ra họ sẽ dùng vào việc kinh doanh. Họ cam kết sẽ trả đầy đủ lãi suất ngân hàng của 2 tỷ đồng được vay sau này và nếu làm ăn có lời, có thể họ sẽ chuộc lại nhà cho chúng tôi."

Thời gian đầu, họ trả lãi ngân hàng bình thường, nhưng từ một năm nay, họ đã không trả nợ nữa dù ngân hàng đã thông báo nhiều lần. Chúng tôi cũng đã nhiều lần liên lạc, thậm chí đến tận nhà để nói chuyện với họ nhưng họ cố tình lẩn tránh.

Vậy cho tôi hỏi : " Chúng tôi kiện họ như thế nào? Nếu thời gian kiện tụng lâu mà họ không trả tiền lãi cho ngân hàng thì ngân hàng có được phát mãi, đấu giá nhà của mẹ tôi không?"

Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

Trước hết, bạn cần xem lại hợp đồng bảo lãnh để xác phạm vi bảo lãnh cũng như thời điểm mẹ bạn (bên bảo lãnh) phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh (khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hay mẹ bạn chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.

Trong trường hơp đã đến hạn thực hiện thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh, mà mẹ bạn không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì Ngân hàng (bên nhận bảo lãnh) có quyền xử lý tài sản bảo đảm (phát mại căn nhà).

Trong trường hợp mẹ bạn đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng bảo lãnh thì mẹ bạn có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạn vi bảo lãnh (Điều 367 Bộ luật dân sự).

Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”