Luật sư giải quyết Khởi kiện tranh chấp hợp đồng đặt cọc
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Thưa luật sư, tôi tên HP có vài điều cần tư vấn vể Thủ tục khởi kiện tranh chấp hợp đặc cọc nhà rất mong Luật Sư tư vấn giúp
Tôi có đặt cọc cho anh A mua 1 căn nhà lúc chuẩn bị xây (có kèm theo bản vẻ tay ghi kích thước căn nhà cụ thể là chiều rộng 4m, và cam kết là chiều rộng lọt lòng không nhỏ hơn 3m nhưng khi xây lên thực tế chiều rộng có 2.5m.
Vì vậy tôi muốn hủy hợp đồng và đòi tiền cọc nhưng ông A không trả, bảo là khi có người mua sẽ trả lại 100 triệu vì mất 20 triệu tiền cò.
Vấn đề là căn nhà này do cháu ông A đứng tên hộ và tôi ký hợp đồng với cháu ổng nhưng người thu tiền là ông A.
Tôi lo lắng khi ông A bán nhà xong sẽ không trả và bảo là tôi ký với cháu ổng thì đòi cháu ổng. Nhà này vẫn còn đang xây, nên tôi muốn khời kiện và yêu cầu kiến nghị lên phòng Tài Nguyên Môi Trường can thiệp vào việc tranh chấp này để ông A trả tiền cọc cho tôi rồi mới hoàn thiện nhà bán cho người khác được không?
Nếu được thì tôi sẽ làm những thủ tục và đơn gì để nộp qua phòng tài nguyên, rất mong Luật sư tư vấn và cho tôi xin đơn mẫu. Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2005 có quy định rõ về đặt cọc cụ thể:
" Điều 358. Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.
Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.
2. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác."
Theo thông tin bạn cung cấp thì việc bạn hủy hợp đồng do căn nhà không đáp ứng như bản vẽ ban đầu, tùy vào từng trường hợp tranh chấp về đặt cọc mà các bên không có thỏa thuận khác về việc xử lý đặt cọc, thì việc xử lý được thực hiện căn cứ theo nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP như sau:
a. Trong trường hợp đặt cọc chỉ để đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng hoặc chỉ để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng hoặc vừa để đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng vừa để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng thì bên nào có lỗi làm cho hợp đồng không được giao kết hoặc không được thực hiện hoặc bị vô hiệu, thì phải chịu phạt cọc theo quy định tại khoản 2, điều 358 - BLDS: “Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
b. Trong trường hợp đặt cọc chỉ để đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng, nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng mới có sự vi phạm làm cho hợp đồng không được thực hiện hoặc mới phát hiện hợp đồng bị vô hiệu thì không phạt cọc. Việc giải quyết tranh chấp về vi phạm hợp đồng hoặc xử lý hợp đồng vô hiệu được thực hiện theo thủ tục chung.
c. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định điều kiện nếu đặt cọc bị vô hiệu là hợp đồng cũng bị vô hiệu, thì hợp đồng đương nhiên bị vô hiệu khi đặt cọc đó bị vô hiệu. Việc xử lý đặt cọc bị vô hiệu và hợp đồng bị vô hiệu sẽ theo nguyên tắc hai bên trả lại cho nhau những gì đã nhận và bên có lỗi phải bồi thường.
Ví dụ: A và B giao kết hợp đồng mua bán nhà. Khi giao kết hai bên thoả thuận B (bên mua) phải giao cho A (bên bán) một chiếc xe ô tô thể thao để đặt cọc bảo đảm cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán nhà ở với điều kiện khi hợp đồng mua bán nhà ở được giao kết và thực hiện thì chiếc xe ô tô thể thao đó phải được trừ vào tiền mua bán nhà và nếu A không nhận được chiếc xe ô tô đó do việc đặt cọc bị vô hiệu thì hợp đồng cũng bị vô hiệu.
Khi bắt đầu thực hiện hợp đồng thì phát hiện chiếc xe ô tô đó là của ông C (bố B) và ông C không đồng ý cho B lấy chiếc xe ô tô đó trừ vào tiền mua nhà, có nghĩa là việc đặt cọc bị vô hiệu và do đó trong trường hợp này hợp đồng mua bán nhà cũng bị vô hiệu.
d. Trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm a và c mục 1 này, nếu cả hai bên cùng có lỗi hoặc trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan thì không phạt cọc.
- khởi kiện tranh chấp hợp đồng đặt cọc
- luat su
- luật sư giải quyết khởi kiện tranh chấp hợp đồng đặt cọc
- luật sư khởi kiện tranh chấp hợp đồng đặt cọc
- luat su uy tin
- tư vấn khởi kiện tranh chấp hợp đồng đặt cọc
- văn phòng luật sư giỏi
- van phong luat su gioi
- văn phòng luật sư giỏi tp hcm
- van phong luat su uy tin
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Tư vấn soạn thảo Hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Luật sư Soạn thảo Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà
- Luật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng bất động sản
- Tư vấn soạn thảo hợp đồng đặt cọc
- Dịch vụ soạn thảo hợp đồng đặc cọc mua bán nhà đất
- Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất
- Tách khẩu khi chưa có nhà
- Luật sư tư vấn về vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa
- Tư vấn giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
- Tư vấn giải quyết tranh chấp đối với hợp đồng mua bán hàng hóa