Tư vấn giải quyết tranh chấp đối với hợp đồng mua bán hàng hóa
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Tôi làm sales, mới đi làm nên không có nhiều kinh nghiệm, Công ty tôi có ký hợp đồng với 1 nhà cung cấp trong số lương này tôi đã lấy 72 cái đợt vừa rồi. Tuy nhiên, khi làm việc nhận thấy nhà cung cấp không hỗ trợ cho bên mua, khá khắt khe... nên tôi đang có dự định thanh lý hợp đồng lô hàng 72 cái bên tôi đã thanh toán hết theo hợp đồng này thi 5%-25% còn lại. nhưng vừa rồi làm việc thì họ nói do không lấy 140 cái (trên mail hai bên trao đổi: tôi có nói rằng có thể sẽ nhập 140 cái để làm, nhưng tài chính bên chủ đầu tư nếu không chuyển đủ thì không thể lấy hết và nếu lấy số lượng như thế nào tôi sẽ gửi đơn hàng và hai bên sách nhận sau.
Tuy nhiên sau gần 1 tuần sau bên kia thông báo giao hàng 140 cái và đề nghị bên tôi thanh toán cho lô hàng 140 cái đó. Do tài chính phải chi trả cho nhiều vật tư nên tôi chỉ bốc khối lượng cần gấp để lấy là 72 cái . Họ bắt bên tôi phải thanh toán 100% trc khi lấy hàng, theo hợp đồng thì điều này có đúng hay không? Tôi thấy họ như thế nếu cò kè thì mất thời gian giao hàng với bên tôi nên cũng thanh toán hết rồi. Tôi thanh toán 25% +70%, 5% còn lại thì tôi kêu nằm trong đặt cọc, tuy nhiên họ lại tỏ ra rất khó chịu. Tôi còn vướng phần đặt cọc với bên này nữa khoảng hơn 10tr nên không biết thanh lý như thế nào. Liệu làm thanh lý họ có chấp nhân hay không và làm sao để không phải mất cọc. Tôi tính số tiền cọc này đủ cho bên tôi lấy 10 cái ( đơn giá + VAT) và phải bù cho họ thêm khoảng 393.000 nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
Điều 358 BLDS 2005 quy định về đặt cọc như sau:
"1. Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.
Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.
2. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác".
Áp dụng quy định trên vào trường hợp cụ thể của bạn, để thanh lý hợp đồng và nhận lại tiền đặt cọc thì bên bạn phải trả 5% giá trị hợp đồng còn lại cho bên nhận đặt cọc, hay nói cách khác là thực hiện nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng chính.
Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Hợp đồng góp vốn và mua bán căn hộ
- Tranh chấp hợp đồng góp vốn kinh doanh
- Thủ tục chứng thực hợp đồng mua bán nhà ở
- Điều kiện về giá trong hợp đồng mua bán nhà ở
- Điều kiện công chứng hợp đồng mua bán nhà ở
- luật sư chuyên về tranh chấp hợp đồng mua bán
- Tranh chấp hợp đồng đặt cọc lô đất thổ cư
- Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà không phải công chứng
- Hồ sơ cần thiết khi đi công chứng hợp đồng mua bán đất
- Tranh chấp nhà chung cư