Bảo lãnh đối với trường hợp tạm giam để điều tra tội tàng trữ chất ma túy

bao-lanh-doi-voi-tam-giam-dieu-tra-tang-tru-chat-ma-tuyTôi có người bạn (X) bị bắt trong nhà nghỉ khi đang sử dụng ma túy đá và trong người có tàng trữ ma túy đá. Nhưng không biết là bao nhiêu gam. Bạn tôi bị bắt hôm 11/9. Công an đã về nhà khám nhà nhưng không có gì, khám rất nhanh và họ nói khám cho đủ thủ tục thôi vì biết không có gì. Tôi muốn hỏi như vậy bạn tôi có thể bị hình phạt gì?

 

Và bây giờ gia đình có thể làm đơn xin tại ngoại không? Thủ tục làm đơn xin bảo lĩnh tại ngoại như thế nào? Đơn phải nộp ở đâu? Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

Thứ nhất, hành vi của người bạn có thể cấu thành nên tội tàng trữ chất ma túy theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy được quy định tại Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009, cụ thể như sau: Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Khoản 3 Điều I Phần II Thông tư số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP quy định cụ thể về hành vi tàng trữu chất ma túy như sau: “Tàng trữ trái phép chất ma túy là cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào (như trong nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất, để trong vali, cho vào thùng xăng xe, cất dấu trong quần áo, tư trang mặc trên người hoặc theo người…) mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma túy. Thời gian tàng trữ dài hay ngắn không ảnh hưởng đến việc xác định tội này”. Bạn của bạn có hành vi cất giấu ma túy đá trong người không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất ma túy, đó là hành vi tàng trữ chất ma túy.

Theo điểm 3.6 khoản 3 Điều 1 Chương II Thông tư số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP quy định: “ Người nào tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy với số lượng sau đây không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy khác thì áp dụng khoản 4 Điều 8 BLHS, theo đó không truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng phải bị xử lý hành chính:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng dưới một gam;

b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng dưới không phẩy một gam;

e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng dưới một gam;

g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ mười mililít trở xuống”.

Như vậy, đối với hành vi tàng trữ chất ma túy của bạn X có thể bị xử lý hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các khung hình phạt khác nhau tại Điều Điều 194 Bộ luật Hình sự (đã sửa đổi, bổ sung 2009) thì phụ thuộc vào trọng lượng ma túy bạn X cất giữ.

Thứ hai, về việc bảo lĩnh và thủ tục làm đơn xin bảo lĩnh.

Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.

Điều 92 Bộ luật Hình sự (đã sửa đổi, bổ sung 2009) quy định:

“2. Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ. Trong trường hợp này thì ít nhất phải có hai người. Tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức của mình. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.

3. Những người quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền ra quyết định về việc bảo lĩnh.

4. Cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Đối với tổ chức nhận bảo lĩnh thì việc bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức”.

Căn cứ quy định trên thì trong giai đoạn tạm giam để điều tra, người thân bạn X có thể làm đơn bảo lĩnh cho bạn X. Tuy nhiên, việc có đồng ý cho bạn X được bảo lãnh hay không do những người quy định tại Khoản 1 Điều 80 Bộ luật Tố tụng Hình sự (bao gồm: Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp; Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp;Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao…)quyết định dựa trên tính chất và mức độ gây nguy hiểm cho xã hội của bạn X.

Như vậy, gia đình bạn X có thể cử 2 người đáp ứng đủ điều kiện về tiêu chuẩn tư cách, phẩm chất, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật để làm đơn xin bảo lãnh cho bạn X. Đơn này phải được xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc và được gửi lên cơ quan có thẩm quyền (các cơ quan tại khoản 1 Điều 80 Bộ luật Tố tụng Hình sự) quyết định việc bảo lãnh đối với bạn X.

Thứ ba, về việc tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự.

Điều 122 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định: “Khi người tham gia tố tụng có yêu cầu về những vấn đề liên quan đến vụ án thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trong phạm vi trách nhiệm của mình, giải quyết yêu cầu của họ và báo cho họ biết kết quả. Trong trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát phải trả lời và nêu rõ lý do”.

Như vậy, để gia đình có thể biết bạn X đã tàng trữ trọng lượng ma túy thì người bào chữa – người tham gia quá trình tố tụng, có thê gặp trực tiếp gặp người bị tạm giữ , gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam hoặc có văn bản yêu cầu với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc có mặt khi láy lời khai

Hãy nhấc máy gọi0394721077 - 0373844485để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”