Soạn thảo, đàm phán Hợp đồng ngoại thương

soan-thao-dam-phan-hop-dong-ngoai-thuongA. Các điều khoản thường thấy trong hợp đồng

Trong các bản hợp đồng mua bánthường có các điều khoản chủ yếu như sau:

Giữa: (bên mua)

Và: (Bên Bán)

Điều khoản 1: Định nghĩa

Đưa ra các cụm từ được hiểu một cách thống nhất có liên quan trong hợp đồng

 

Điều khoản 2: Phạm vi hợp đồng (Hàng hoá)

Tên hàng hoá, quy cách, chất lượng, số lượng, nhà sản xuất, xuất xứ nguồn gốc mức độ đồng bộ....

Số lượng, khối lượng hoặc giá trị quy ước đã thoả thuận.

Đóng gói

Điều khoản 3: Giá trị hợp đồng

           Giá cả (có thể có bản chi tiết) hoặc giá trọn gói (nếu có qua đấu thầu)

           Giá dịch vụ:

Tổng giá trị hợp đồng:

(Theo Incoterms 2000)

Điều khoản 4: Điều kiện giao hàng

-         Quy định cảng đi, cảng đến

-         Thời gian giao hàng

-         Quy định rõ giao từng phần, toàn phần

-         Cho phép chuyển tải hay không cho phép chuyển tải

-         Thông báo trước khi giao hàng

-         Thông báo giao hàng

Điều khoản 5: Phương thức thanh toán

- Thông thường áp dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C); cũng có thể thanh toán TTR (trong trường hợp hai bên có mối quan hệ làm ăn thân thiết hoặc có ràng buộc về vấn đề khác, trong trường hợp nhận hàng trước trả tiền sau...)

- Quy định về bộ chứng từ xuất trình trong thanh toán

Điều khoản 6: Chứng từ giao hàng, đóng gói và mã hiệu.

Điều khoản 7: Trách nhiệm do vi phạm hợp

Điều khoản 8: Thời hạn hiệu lực của hợp đồng

Điều khoản 9: Kiểm tra hàng hoá

Điều khoản 10: Bảo hành

Điều khoản 11: Biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng kinh tế (Bảo lãnh thực hiện hợp đồng)

Điều khoản 12: Chấm dứt hợp đồng

Điều khoản 13 : Điều khiện bất khả kháng

Điều khoản 14: Sửa đổi hợp đồng

Điều khoản 15: Trọng tài

Nên áp dụng: Giải quyết tranh chấp tại Trung tâm Trọng tài Quốc Tế bên cạnh phòng Thương mại Công nghiệp Việt nam

Điều khoản 16: Luật điều chỉnh hợp đồng

Nên áp dụng Luật của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Điều khoản 17: Bảo mật

Áp dụng trong các hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng mua bán thiết bị đồng bộ, hoặc trong trường hợp sử dụng tín dụng thương mại người mua cung cấp toàn bộ thông tin của doanh nghiệp mình cho người bán, hoặc các trường hợp khác do hai bên thấy cần thiết.

Điều khoản 18: Ngôn ngữ và hệ thống đo.

Được thống nhất và thoả thuận hai bên.

B - Rủi ro trong quan hệ thương mại thường xảy ra:

+ Không nhận được hàng theo hợp đồng (người bán không giao hàng theo hợp đồng)

+ Đối tác không có năng lực thực hiện hợp đồng

+ Đối tác không có đủ tư cách pháp nhân

+ Người đại diện của đối tác không đủ thẩm quyền.

+ Không thực hiện đầy đủ hoặc sai so với nghĩa vụ thực hiện hợp đồng

+ Đối tác không có khả năng thanh toán tiền hàng

+ Do quy định về hàng hoá trong hợp đồng không rõ ràng dễ dẫn đến hàng giao sai chủng loại, quy cách, hàng thiếu về số lượng....

+ Trong hợp đồng không quy định rõ về đơn vị đo lường.

+ Thiếu thiện chí của bên Mua hoặc bên Bán: Nội dung của thư tín dụng không đáp ứng được yêu cầu (thoả thuận về giao nhận hàng hoá...)

+ Sự bất hợp lý của bộ chứng từ yêu cầu thanh toán...

C. Khuyến cáo

Để tránh, giảm thiểu rủi ro một cách tích cực nhất, các chủ thể hợp đồng cần phải quan tâm:

1.1 Đối với người mua (nhà nhập khẩu).

+ Nghiên cứu về năng lực tài chính, uy tín trên thị trường của đối tác;

+ Người đại diện ký hợp đồng phải là đại diện hợp pháp của pháp nhân

+ Đảm bảo nội dung của bản hợp đồng đầy đủ các điều khoản;

+ Trong đó cần lưu ý một số điểm cơ bản:

Trường hợp thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ (L/C) thì người mua cần lưu ý:

-        Yêu cầu người bán mở thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng từ (thông thường tối đa là 10% giá trị hợp đồng);

-         Quy định bộ chứng từ: Ngoài việc quan tâm đến và quy định cụ thể trong hoá đơn thương mại, vận đơn, chứng từ bảo hiểm yêu cầu ghi rõ người hưởng, các chứng từ khác liên quan đến chất lượng, xuất xứ hàng hoá cần xác định rõ trong tín dụng thư về nơi phát hành và nội dung diễn đạt hoặc dữ liệu của chúng - Điều 21 – UCP 500 quy định Ngân hàng sẽ chấp nhận các chứng từ này như xuất trình miễn là nội dung dữ liệu của chúng không mâu thuẫn với các chứng từ khác. Ngoài ra việc quy định về chứng từ vận tải cũng cần được xem xét cân nhắc lựa chọn phù hợp với điều kiện thực tế của hợp đồng nhập khẩu, loại hàng hoá nhập khẩu...

1.2 Đối với người bán

+ Nghiên cứu về năng lực tài chính, uy tín trên thị trường của đối tác;

+ Người đại diện ký hợp đồng phải là đại diện hợp pháp của pháp nhân

+ Đảm bảo nội dung của bản hợp đồng đầy đủ các điều khoản;

+ Trong đó cần lưu ý một số điểm cơ bản:

2.1 Khi đàm phán hợp đồng và quyết định lựa chọn phương thức giao hàng, các bên cần phải hiểu đầy đủ về các tập quán của cảng đi, cảng đến, ngành hàng, hoặc tập quán mà các bên đã thiết lập trước đó và nếu như không chắc chắn các bên cần phải đưa vào hợp đồng mua bán các điều khoản thích hợp để làm rõ quan điểm của mình về mặt pháp lý. Các điều khoản như vậy trong từng hợp đồng cụ thể sẽ có giá trị hơn.

2.2 Điều khoản luật áp dụng trong hợp đồng cũng cần được quan tâm, khi tham chiếu đến luật được áp dụng trong hợp đồng (có thể áp dụng luật một trong hai quốc gia của hai bên tham gia hợp đồng hoặc có thể áp dụng luật của nước thứ ba được cả hai bên chấp thuận). Người mua (bán) cần phải nắm rõ được luật điều chỉnh mà hợp đồng tham chiếu đến (thông thường áp dụng luật pháp của nước sở tại).

2.3 Điều khoản Trọng tài: Đối với Việt Nam nên lựa chọn nơi giải quyết tranh chấp là “Trung tâm Trọng tài Quốc tế bên cạnh Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt nam”. Ngôn ngữ trong quá trình giải quyết tranh chấp cũng cần phải được thống nhất trong hợp đồng một cách cụ thể.

Các vấn đề khác có liên quan đến việc phòng ngừa rủi ro trong quan hệ thương mại chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung.

Hãy nhấc máy gọi0394721077 - 0373844485để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”