Bán tài sản chung vợ chồng có cần phải chữ ký của cả hai không

ban-tai-san-chung-vo-chong-co-phai-can-chu-ky-ca-haiTôi có 1 vần đề thắc mắc, mong luật sư giúp đỡ.Tôi mua một mảnh đất trung tâm Thành phố từ anh B, nhưng chưa sang tên đổi chủ nên bìa đất vẫn đứng tên anh A (Có giấy viết tay bán cho anh B năm 2006), nay vợ chồng anh B ủy quyền toàn bộ bìa đất cho vợ chồng anh A bán - sang tên đổi chủ cho tôi. Mà anh A đi lao động xuất khẩu hẹn 3 tháng nữa về ký giấy tờ. Giờ cứ giao 80% giá trị bìa đất cho vợ anh A và vợ anh A giao bìa đất cho tôi cầm.

 

Vậy xin hỏi luật sư:

1. Tôi có cần phải bắt gia đình B viết giấy ủy quyền( có xác nhận chính quyền) cho Vợ anh A thay mặt bên B bán cho tôi không? Có hợp lý không?

2. Tôi cầm bìa đất và giao 80% cùng hợp đồng ký với vợ anh A có an tâm không? (vợ anh A hứa 3 tháng nữa chồng sẽ về ký)3. Mua bán trên với vợ anh A có hợp lý không? hay mình phải làm hợp đồng với bên B.

Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

Thứ nhất,

Theo quy định tại Điều 119 Nghị định 181/2004 (được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 10 Điều 2 Nghị định 17/2006) thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân phải có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Bên cạnh đó, tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 84/2007/NĐ-CP về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quy định:

“1. Trường hợp người đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất hoặc nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở (sau đây gọi là người nhận chuyển quyền) trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà chưa được cấp Giấy chứng nhận nhưng có giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của bên chuyển quyền (không có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc chuyển quyền) thì không phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất, người nhận chuyển quyền nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 135 hoặc khoản 1 Điều 136 Nghị định số 181/2004/ NĐ-CP”.

Theo đó, giấy tờ mua bán đất viết tay được lập sau ngày 1/7/2004 sẽ không được pháp luật công nhận.

Trường hợp này anh A bán đất cho anh B năm 2006 nhưng chưa sang tên đổi chủ và chỉ có giấy viết tay nên sẽ không được pháp luật công nhận. Do đó, anh B sẽ không thể chuyển nhượng mảnh đất này cho bạn cũng như B không thể ủy quyền lại cho vợ chồng anh A bán đất vì thực tế anh B chưa có quyền sử dụng hợp pháp đối với thửa đất nói trên.

Thứ hai,

Để có thể chuyển nhượng hợp pháp đối với thửa đất nêu trên, anh B phải hoàn thiện các thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với người bán đầu tiên (tức anh A). Khi thửa đất đó thuộc quyền sử dụng hợp pháp của anh B thì B mới có thể chuyển nhượng cho người khác.

Trong trường hợp anh B ủy quyền lại cho vợ chồng anh A thực hiện việc chuyển nhượng thì theo quy định tại Khoản 3 Điều 115 Nghị định 181/2004 thì “Người đại diện thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất phải là người có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật về dân sự. Việc ủy quyền cho người đại diện thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất quy định tại khoản 2 điều này phải bằng văn bản.

Đối với hộ gia đình, cá nhân thì văn bản ủy quyền phải có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc chứng nhận của công chứng nhà nước”.

Như vậy, hợp đồng ủy quyền giữa anh B và vợ chồng anh A phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực. Khi đó, đương nhiên cần phải có chữ ký của cả hai vợ chồng anh A.

Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”