Tư vấn thủ tục nhận con nuôi cho người Việt định cư tại Mỹ

tu-van-thu-tuc-nhan-con-nuoi-cho-nguoi-viet-dinh-cu-tai-myVợ chồng em trai em muốn nhận con trai em- công dân VN, sống tại VN (Hiện em gia đình em đang sinh sống tại Hà Nội). (Theo em đang hiểu là thuộc điều 3 mục 5 theo luật con nuôi 52/2010/QH12 ngày 17.6.2010 thì ở dạng Công dân VN định cư tại nước ngoài nhận con nuôi thường trú tại VN: Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài).

 

Anh chị tư vấn cho em làm cách nào để có thể thực hiện được ý định trên. Mục đích là để con em có cơ hội định cư tại Mỹ, có cơ hội học hành phát triển bản thân. Vì theo em biết là vợ chồng em trai em đã được phê duyệt thẻ xanh năm 2012, sau 05 năm nếu o vi phạm pháp luật tại Mỹ sẽ được nhập quốc tịch Mỹ. Khi đó sẽ là người nước ngoài cư trú tại nước ngòai nhận con nuôi tại VN, sẽ khó khăn hơn.

Hiện tại vợ chồng em trai em vẫn là Công dân VN thì hy vọng thủ tục đỡ phức tạp hơn, việc phê duyệt con nuôi o liên quan đến Chính phủ Mỹ.

2. Nếu thủ tục nhận con nuôi OK thì có nhất thiết phải sống với bố mẹ nuôi hay không hay khi nào thuận tiện thì theo bố mẹ nuôi?

Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

1. Theo quy định tại khoản 5 điều 3 Luật nuôi con nuôi 2010, thì trường hợp của anh (chị) là nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài (nhận nuôi đích danh).

Để được nhận con nuôi, anh (chị) phải thỏa mãn điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật nuôi con nuôi 2010. Ngoài ra, người được nhận nuôi cũng sẽ phải thỏa mãn điều kiện theo quy định tại Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010 . Sau khi đã thỏa mãn các điều này, anh (chị) có thể làm hồ sơ nhận con nuôi, theo quy định tại khoản 1 Điều 31, Điều 32 Luật nuôi con nuôi 2010 và Điều 13, Điều 14 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi.

Đối với hồ sơ của mình, anh (chị) lập thành 02 bộ hồ sơ và có thể trực tiếp nộp hồ sơ cho Bộ Tư pháp nơi anh (chị) thường trú. Còn Hồ sơ của người được nhận nuôi được lập thành 03 bộ và nộp cho Sở Tư pháp nơi người được nhận nuôi thường trú.

2. Có thể thấy, trong xã hội hiện nay việc nhận nuôi con nuôi là nhiều vô kể. Tuy nhiên, ta cũng cần nhận thức rằng việc cho – nhận trẻ em làm con nuôi chỉ thực sự cần thiết và vì lợi ích của trẻ em được cho làm con nuôi khi trẻ em đó không thể được nuôi dưỡng, chăm sóc trong gia đình ruột thịt của mình vì những lý do nhất định. Chỉ khi đó việc cho – nhận trẻ em làm con nuôi mới phù hợp với quyền của trẻ em được sống trong gia đình, phù hợp với nguyên tắc: “Trẻ em không bị buộc cách ly khỏi cha mẹ trái với ý muốn của cha mẹ, trừ trường hợp một sự cách ly như thế là cần thiết cho lợi ích tốt nhất của trẻ em” (Điều 9 Công ước quốc tế LA HAYE năm 1993 về quyền trẻ em ). Ngay cả trong trường hợp phải cách ly khỏi cha mẹ thì ý muốn của trẻ em cũng phải được quan tâm trước tiên khi trẻ em có khả năng thể hiện ý chí của mình, Vì vậy, việc đưa trẻ em ra khỏi gia đình ruột thịt của mình để làm con nuôi người khác chỉ có thể xuất phát từ lợi ích của chính trẻ em. Do đó, sau khi hoàn tất thủ tục nhận con nuôi, người con không nhất thiết phải ở với bố mẹ nuôi của mình. Việc ở hay không còn tùy thuộc vào ý chí và lợi ích của người con nuôi.

Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”