Bão lãnh hôn phu, hôn thê

bao-lanh-hon-phu-hon-theVisa K-1 hôn phu thê là visa không định cư, cho phép hôn thê (hôn phu) của công dân hoa Kỳ nhập cảnh vào Hoa Kỳ để kết hôn với người bảo lãnh (là công dân Hoa Kỳ). Sau khi kết hôn, đương đơn sẽ nộp đơn lên sở di trú để thay đổi tình trạng cư trú từ hôn phu, hôn thê (K1) sang diện vợ chồng. Công dân Hoa Kỳ có thể nộp đơn xin bảo lãnh cho hôn phu (thê) nếu thỏa các điều kiện:

 

Điều kiện cho visa K-1:

–   Đương đơn và vị hôn thê/hôn phu của mình đủ điều kiện để kết hôn theo quy định pháp luật nước của đương đơn và luật pháp Hoa Kỳ.

–   Người bảo lãnh phải là công dân Hoa Kỳ. (Người có thẻ xanh không đủ điều kiện để bảo lãnh).

–   Hôn phối tại Hoa Kỳ và đã mở hồ sơ bảo lãnh diện không di dân k1.

–   Đương đơn phải kết hôn với người bảo lãnh trong vòng 90 ngày kể từ ngày người hôn phu (thê) đến Hoa Kỳ với thị thực hôn phu (thê)

–   Đương đơn có dự định đến Hoa Kỳ một mình để kết hôn với công dân Hoa Kỳ (Công dân Hoa Kỳ bảo lãnh phải đáp ứng được những yêu cầu về thu nhập của Quốc hội Hoa Kỳ được sửa đổi và ban hành vào tháng 2 hàng năm. Trong trường hợp không đáp ứng được những yêu cầu về thu nhập, họ được phép sử dụng đồng tài trợ để đáp ứng được yêu cầu đó.)

–   Đương đơn và hôn thê/hôn phu của mình đã gặp mặt nhau trong thời gian 2 năm quen nhau trước khi điền vào đơn xin visa K-1. Điều này có thể được bỏ nếu sự gặp gỡ trực tiếp giữa hai người vi phạm phong tục văn hoá lâu đời hoặc sẽ là một trở ngại khó khăn đối với công dân Hoa Kỳ.

–   Người hôn phu (thê) sẽ chuyển sang tình trạng lưu trú lâu dài ở Hoa Kỳ sau khi kết hôn với người bảo lãnh.

–   Con riêng còn độc thân, dưới 21 tuổi của hôn phu (thê) Công dân Hoa Kỳ có thể xin thị thực K-2 theo hồ sơ bảo lãnh K-1. Tên của (những) người con đó phải được ghi trong hồ sơ bảo lãnh.

–   Con của người hôn phu (thê) Công dân Hoa Kỳ (K-2) có thể đi cùng với cha/mẹ (K-1) hay đi theo sau trong vòng một năm kể từ ngày cha/mẹ (K-1) được cấp thị thực.

Sau đây là những tình huống có thể khiến Cục Di Trú Hoa Kỳ nghi ngờ một hồ sơ bảo lãnh hôn nhân là gian lận:

– Người bảo lãnh và được bảo lãnh có chủng tộc khác nhau hoặc có nguồn gốc quốc gia khác nhau;

– Người bảo lãnh và được bảo lãnh có địa chỉ cư trú khác nhau.

– Các cặp vợ chồng không nói cùng một ngôn ngữ.

– Có một sự khác biệt lớn trong tuổi tác giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh.

– Có một sự khác biệt trong các nền văn hóa và tôn giáo.

– Có một sự khác biệt lớn trong trình độ giáo dục giữa 2 vợ chồng

– Hồ sơ di trú không được chuẩn bị đúng cách và có thể có mâu thuẫn.

=> Chỉ 1 yếu tố riêng lẻ không thể khiến Cục Di Trú cho rằng hôn nhân giả mạo và yêu cầu phỏng vấn, nhưng sự kết hợp của nhiều yếu tố trên có thể khiến viên chức giám định hồ sơ nhập cư nghi ngờ rằng cuộc hôn nhân không phải là “thật sự” và có vẻ như hai vợ chồng dùng hình thức hôn nhân để lách luật nhập cư.

Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”