Các chế độ bảo hiểm của người lao động nữ trong thời gian nghỉ thai sản
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Tôi nghỉ thai sản đúng quy định hiện hành là 04 tháng, có hồ sơ hợp lệ. Vậy tôi có phải đóng bảo hiểm y tế trong 4 tháng nghỉ này không? Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
Thứ nhất, đối với chế độ Bảo hiểm xã hội, khoản 2 Điều 35 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 có quy định về mức hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ như sau: “Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội”.
Thứ hai, đối với chế độ Bảo hiệm y tế, theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 13 của Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 về mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiệm y tế có quy định: “Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm y tếnhưng vẫn được tính vào thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục để hưởng chế độ bảo hiểm y tế”.
Thứ ba, đối với chế độ Bảo hiểm thất nghiệp, theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp có quy định về đóng bảo hiểm thất nghiệp như sau: “Trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ mười bốn ngày làm việc trở lên trong tháng, không hưởng tiền lương, tiền công tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội thì cả người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp trong tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc”.
Như vậy, căn cứ vào các quy định trên, đối với trường hợp của bạn thì trong thời gian nghỉ thai sản bạn không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- giải quyết tranh chấp lao động
- hướng dẫn thủ tục khởi kiện vụ án lao độngtư vấn thủ tục khởi kiện vụ án lao động
- mẫu đơn khởi kiện vụ án lao động
- thời hiệu khởi kiện tranh chấp lao động
- tranh chấp lao động
- tu van hop dong lao dong
- tu van luat lao dong
- tư vấn luật lao động
- tư vấn pháp luật lao động
- tư vấn pháp luật miễn phí
- tư vấn pháp luật trực tuyến
- tư vấn thủ tục khởi kiện vụ án lao động
- van phong luat su gioi
- văn phòng luật sư giỏi
- văn phòng luật sư giỏi tp hcm
Thông tin luật mới nhất
- Quyền tự bảo vệ bằng các biện pháp công nghệ để bảo vệ quyền tác giả,
- Những người nào có quyền khởi kiện dân sự về quyền tác giả
- Giải quyết tranh chấp giữa người LĐ, tập thể LĐ
- Quy định của PLLĐ về thời giờ làm việc và thời giờ làm thêm
- NLĐ được hưởng khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ không xác định thời hạn
Thông tin luật cũ hơn
- Quy định về việc ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn
- Quy định về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của người sử dụng lao động
- Quy định về đơn phương chấm dứt HĐLĐ và sa thải
- Quy định về trợ cấp mất việc và trợ cấp thôi việc
- Quy định về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi theo Bộ luật Lao động
- Tư vấn quy định về cách thức trả lương cho người lao động
- Quyền lợi được hưởng khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không thời hạn
- Người sử dụng LĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ không xác định thời hạn
- Người lao động được hưởng gì khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ
- Quy định về cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài