NLĐ được hưởng khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ không xác định thời hạn
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Nếu một nhân viên làm việc với hợp đồng không thời hạn, do hoàn cảnh gia đình nên nghỉ làm không báo trước được chỉ kip đưa đơn 2 ngày sau đó người này nghỉ việc, thì người này có được tính lương 8 ngày công còn lại và có được hưởng chế độ nghỉ việc không? Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
Để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn, người lao động chỉ phải tuân thủ các quy định về thời hạn báo trước theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012.
Khoản 3 Điều 37 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định thời hạn báo trước để chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn như sau:
“Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.”
Nếu người lao động tuân thủ đúng thời hạn báo trước quy định tại Điều 37 Bộ luật Lao động năm 2012 thì được coi là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp. Nếu tuân thủ không đúng thời hạn báo trước quy định tại Điều 37 thì được coi là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Ngoài ra, Điều 43 có quy định về nghĩa vụ của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật như sau:
“1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”
Theo như bạn trình bày, người lao động có hợp đồng lao động không xác định thời hạn và người lao động mới chỉ báo trước được hai ngày sau đó nghỉ việc do gia đình có việc. Căn cứ vào quy định “Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày” trong trường hợp này, người lao động đã đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật do vi phạm về thời hạn báo trước (chỉ báo trước 2 ngày) nên không được hưởng trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động khỏan tiền lương của những ngày người lao động đã nghỉ không báo trước.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý riêng đối với trường hợp lao động nữ mang thai có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không phải tuân thủ thời hạn báo trước quy định tại Điều 37 nói trên. Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai quy định tại Điều 156 như sau:
“Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.Thời hạn mà lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.”
Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- giải quyết tranh chấp lao động
- hướng dẫn thủ tục khởi kiện vụ án lao độngtư vấn thủ tục khởi kiện vụ án lao động
- mẫu đơn khởi kiện vụ án lao động
- thời hiệu khởi kiện tranh chấp lao động
- tranh chấp lao động
- tu van hop dong lao dong
- tu van luat lao dong
- tư vấn luật lao động
- tư vấn pháp luật lao động
- tư vấn pháp luật miễn phí
- tư vấn pháp luật trực tuyến
- tư vấn thủ tục khởi kiện vụ án lao động
- văn phòng luật sư giỏi
- van phong luat su gioi
- văn phòng luật sư giỏi tp hcm
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Các chế độ bảo hiểm của người lao động nữ trong thời gian nghỉ thai sản
- Quy định về việc ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn
- Quy định về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của người sử dụng lao động
- Quy định về đơn phương chấm dứt HĐLĐ và sa thải
- Quy định về trợ cấp mất việc và trợ cấp thôi việc
- Quy định về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi theo Bộ luật Lao động
- Tư vấn quy định về cách thức trả lương cho người lao động
- Quyền lợi được hưởng khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không thời hạn
- Người sử dụng LĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ không xác định thời hạn
- Người lao động được hưởng gì khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ