Làm sao để lấy lại tiền đặt cọc
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
tôi tên nguyễn thị em ở tại bình định.hôm nay ,tôi muốn nhờ các luật sư tư vấn giúp tôi .Nội dung như sau:
Tôi có mua nhà cuả ông phạm cao phương(công an huyện tây sơn).tôi đã giao tiền cọc 170 triệu nhưng ông phương không giao nhà theo thoả thuận để tiếp tục hợp đồng mua bán với tôi và chiếm đọat luôn số tiền tôi đã giao.vì thế tôi kiện ông ta .
_năm2005,bản án sơ thẩm quyết định tiếp tục hợp đồng mua bán
_năm 2006, ông phương kháng án với kết quả trả tiền theo lãi xuất ngân hàng.
_năm 2008,Tôi kháng án lên tòa án tối cao tại hà nội . Toà đã gửi văn bản yêu cầu huỷ bản án phúc thẩm,đề nghị xét xử lại.Tuy nhiên, năm 2006,ông phương đã dựa vào bán án phúc thẩm có hiệu lực pháp lí để bán ngôi nhà mà chúng tôi đang tranh chấp.
_năm 2011,toà án phúc thẩm tuyên phạt cọc gấp đôi (vì ông phương đã vi phạm hợp đồng).Tuy nhiên,đơn vị thi hành án đã trả đơn yêu cầu thi hành án cho tôi với lí do ông phương không có tài sản để đảm bảo thi hành án.Bởi vì năm 2009,ông phương đã bán ngôi nhà mới mua của mình cho con gái và lập bìa đỏ rồi đem thế chấp ngân hàng.
Tôi xin hỏi tôi nên làm gì để lấy được số tiền phạt cọc từ ông phương?Trong lúc ông này đã bị cởi bỏ đồng phục vì không đủ tư cách của 1 người công an.
Tôi mong các vị luật sư với năng lực và mang danh nghiã là những người đứng trứơc cán cân công lí sẽ đưa ra những lời khuyên bổ ích cho tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
Căn cứ bản án của tòa án, bạn cần làm đơn gửi cơ quan thi hành án cùng cấp đề nghị hoặc yêu cầu được thi hành án.
Tại Điều 66 - Luật Thi hành án quy định các biện pháp bảo đảm thi hành án: Chấp hành viên có quyền tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của đương sự áp dụng ngay biện pháp bảo đảm thi hành án nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án. Khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, chấp hành viên không phải thông báo trước cho đương sự.
Người yêu cầu chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp bảo đảm hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường.
Các biện pháp bảo đảm thi hành án bao gồm: Phong toả tài khoản; Tạm giữ tài sản, giấy tờ; Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản.
Điều 71 - Luật Thi hành án cũng quy định các biện pháp cưỡng chế thi hành án gồm: Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án; Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án; Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ; Khai thác tài sản của người phải thi hành án; Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ; Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định…
Ông Phương đứng tên ký hợp đồng bán tài sản của mình sau khi có bản án nhưng không dùng tiền đó để thi hành án thì cơ quan thi hành án có quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để xử lý tài sản đó theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo thi hành án, ngăn chặn việc tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ thi hành án.
Hãy nhấc máy gọi0394721077 - 0373844485để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- giải quyết tranh chấp đặt cọc khi mua nhà
- hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất
- lấy lại tiền đặt cọc thuê
- luat su
- luật sư tư vấn về vi phạm hợp đồng đặt cọc
- luat su uy tin
- tranh chap hop hop dat coc thue nha
- tranh chấp hợp đồng thuê mặt bằng
- tranh chấp hợp đồng đặt cọc
- tu van hop hop dat coc thue nha
- tư vấn pháp luật miễn phí
- tư vấn pháp luật trực tuyến
- văn phòng luật sư giỏi
- van phong luat su gioi
- văn phòng luật sư giỏi tp hcm
- van phong luat su uy tin
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Tư vấn thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam cho người nước ngoài
- Thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam cho người nước ngoài
- Thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam
- Luật sư tư vấ thủ tịch xin nhập quốc tịch Việt Nam
- Nhập quốc tịch Việt Nam có cần thôi quốc tịch nước ngoài
- Luật sư tư vấn xin nhập quốc tịch Việt Nam
- Người nước ngoài nhận trẻ Việt Nam làm con nuôi
- NHập hộ khẩu khi có 2 quốc tịch
- Thủ tục xin quốc tịch thứ hai,quốc tịch việt nam
- Xác định lại dân tộc