Luật sư tư vấ thủ tịch xin nhập quốc tịch Việt Nam

luat-su-tu-van-thu-tuc-xin-nhap-quoc-tich-viet-namTôi là Việt kiều Mỹ hiện đã về Việt Nam sinh sống và làm việc (có giấy phép lao động) từ năm 2006 đến nay (đã được cấp thẻ tạm trú). Vừa rồi tôi có làm hồ sơ theo hướng dẫn và các biểu mẫu của Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ (do Sở Tư pháp TP.HCM cung cấp) để đăng ký công dân và giữ quốc tịch Việt Nam.

Tôi đã chuẩn bị tất cả giấy tờ đầy đủ theo quy định (giấy tờ chứng minh tôi vốn có quốc tịch Việt Nam trước khi định cư tại Mỹ là giấy khai sinh). Thế nhưng khi tôi gửi hồ sơ đến Tòa đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ (tôi trở sang Mỹ, đến Tòa đại sứ để nộp trực tiếp) thì nơi đây bảo là thủ tục đã thay đổi. Tôi cần phải làm hộ chiếu VN trước, lệ phí 400 USD và phải chờ đợi từ 1 đến 4 tháng để có hộ chiếu, sau đó mới đến làm

thủ tục tiếp. Tôi về tra cứu những thông tin mới nhất trên mạng thì không thấy có thông báo nào về sự thay đổi thủ tục và quy trình như thế. Hiện tôi đang phải làm việc cho công ty nên không thể nghỉ nhiều để sang Mỹ nhiều lần trong năm (làm hộ chiếu, chờ lấy hộ chiếu, làm thủ tục tiếp...) như thế. Xin hỏi: 1. Vì sao có sự hướng dẫn khác nhau về thủ tục như vậy? Cái nào là hướng dẫn đúng và mới nhất? 2. Tôi cần phải làm gì để được đăng ký công dân và giữ quốc tịch Việt Nam? Tôi có thể làm

thủ tục này ở ngay tại Việt Nam không? Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

Đây là hướng dẫn mới nhất về thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam do bộ tư pháp Việt Nam ban hành.

Bạn có thể nộp hồ sơ tại Sơr tư pháp nơi bạn tạm trú tại Việt Nam

Thành phần hồ sơ:

- Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam;

- Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế; (Giấy tờ khác có giá trị thay thế Giấy khai sinh, Hộ chiếu của người xin nhập quốc tịch Việt Nam là những giấy tờ có giá trị chứng minh quốc tịch nước ngoài của người đó);

- Bản khai lý lịch;

- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

- Người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam phải nộp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn chứng minh quan hệ hôn nhân;

- Người là cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam phải nộp bản sao Giấy khai sinh hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con;

- Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam phải nộp bản sao Huân chương, Huy chương, giấy chứng nhận danh hiệu cao quý khác hoặc giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam;

- Người mà việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải nộp giấy chứng nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, được cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận về việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ sẽ đóng góp cho sự phát triển của một trong các lĩnh vực. (Người mà việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải là người có tài năng trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hoá, xã hội, nghệ thuật, thể thao, được cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng nhận và cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận việc nhập quốc tịch của họ sẽ đóng góp cho sự phát triển trong các lĩnh vực nói trên của Việt Nam).

Số lượng hồ sơ: 03 bộ

Thời hạn giải quyết: 115 ngày ( thời gian giải quyết thực tế tại các cơ quan có thẩm quyền)

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp cấp tỉnh

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định

Lệ phí (nếu có): 3.000.000 đồng/trường hợp

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam theo pháp luật Việt Nam trước ngày 01 tháng 7 năm 2009 mà không có Hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng, nếu có nguyện vọng giữ quốc tịch Việt Nam thì phải đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam.

Việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam được thực hiện đến hết ngày 01 tháng 7 năm 2014. Hết thời hạn này, người nói tại khoản 1 Điều này không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam thì mất quốc tịch Việt Nam; nếu muốn có quốc tịch Việt Nam thì phải làm thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật.

. Trình tự, thủ tục đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam

3. Trường hợp người đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam có giấy tờ chứng minh rõ người đó đang có quốc tịch Việt Nam thì Cơ quan đăng ký ghi vào Sổ đăng ký giữ quốc tịch là người đó có quốc tịch Việt Nam.

Trường hợp người đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam không có đủ giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ chứng minh không rõ thì Cơ quan đăng ký phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tiến hành xác minh theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an để xác định người đó có quốc tịch Việt Nam hay không. Kết quả xác minh cũng được ghi vào Sổ đăng ký giữ quốc tịch.

Hãy nhấc máy gọi0394721077 - 0373844485để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”