Xử lý hợp đồng thế chấp bị vô hiệu

xu-ly-the-chap-hop-dong-vo-hieuXin nhờ Luật sư tư vấn giúp đỡ cho gia đình tôi trong việc tranh chấp quyền sử dụng đất cụ thể như sau:

Vợ chồng chúng tôi có làm hợp đồng bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất cho bên thứ 3 để vay vốn tại một ngân hàng. Các thủ tục bên thứ 3 nói vợ chồng tôi cứ ký khống trước vào cuối những tờ giấy trắng A4 và sau đó soạn thảo hợp đồng ký kết cùng ngân hàng các nội dung vay vốn. Hợp đồng được các bên ký và đóng dấu số 0083/2007/HĐTC ngày 19/06/2007 có hiệu thực 5 năm kể từ ngày ký.

 

- Trong nội dung chứng thực ngày 25/6/2007 của UBND Phường có ghi rõ: hợp đồng này được lập thành 04 bản chính (mỗi bản gồm 04 từ, 07 trang) - (do Phó chủ tịch phường ký)

- Trong đơn yêu cầu đăng ký thế chấp QSDĐ ngày 25/06/20017 do văn phòng đăng ký QSDĐ của UBND Quận chứng thực chữ ký của bên thế chấp khác hoàn toàn với chữ ký trên hợp đồng thế chấp (và chúng tôi khẳng định chữ ký này hoàn toàn không phải là của vợ chồng chúng tôi – bên thế chấp)

- Đến đầu năm 2012 tôi thấy hợp đồng đã đến hạn phải thanh lý mà chưa thấy bên Ngân hàng cũng như bên thứ 3 được chúng tôi bão lãnh thông báo gì về việc xử lý tài sản. nên đành làm việc với người được bảo lãnh thì được biết trị giá tài sản của tôi đã được nhiều lần làm phụ lục tăng trị giá để vay tiền từ ngân hàng và số tiền vay có thể lớn hơn rất nhiều trị giá tài sản đã thế chấp nên không thể giải chấp tài sản được nữa.

-   Tôi đến trực tiếp ngân hàng để hỏi cho rõ về hợp đồng mà mình đã bảo lãnh, thì ngân hàng photo cho tôi 01 bản hợp đồng thế chấp số 0083/2007/HĐTC ký ngày 19/06/2007 mỗi bản gồm 03 tờ, 05 trang (khác với lời chứng của UBND Phường) đồng thời chữ ký trên HĐTC không phải là của vợ chồng tôi và cũng khác hoàn toàn với chữ ký trên đơn yêu cầu đăng ký thế chấp ngày 25/06/2007. 01 bản phụ lục hợp đồng thế chấp số 0033/2008/PLHĐ ký ngày 26/03/2008 về việc nâng trị giá tài sản để đảm bảo thanh toán. Riêng trong bản phụ lục hợp đồng thì chữ ký hoàn toàn là của bên thế chấp (của vợ chồng chúng tôi) khác với tất cả các chữ ký trong HĐTC, đơn đăng ký thế chấp.

- Tôi có hỏi ngân hàng về việc tại sao quá hạn mà chưa xử lý tài sản, và muốn biết sự thật tài sản của tôi đã được bên thứ 3 cùng ngân hàng đã làm những gì và hiện giờ như thế nào nhưng bên ngan hàng cứ vòng vo , úp mở nói với tôi là không sao cả...

- Đến nay đã qua 7 năm mà chúng tôi vẫn không được biết tài sản của mình sẽ như thế nào vì bên thứ 3 được chúng tôi bão lãnh lâm vào tình trạng sắp sữa phá sản và không có khả năng trả lại tài sản cho chúng tôi.

- Vậy rất mong Luật sư giúp đỡ cho vợ chồng chúng tôi phải làm như thế nào ?

- Hiện tại chúng tôi chỉ là giáo viên công chức nhà nước, nếu mất luôn căn nhà thế chấp thì sẽ không biết phải sống làm sao nữa. Người được bảo lãnh thì coi như đã phủi tay, không đoái hoài trách nhiệm trả lại tài sản cho chúng tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

- Như nội dung anh đã trình bày thì, hợp đồng thế chấp và đơn yêu cầu đăng ký việc thế chấp tại Ngân hàng có chữ ký không phải là chữ ký của vợ chồng anh. Do đó, rất có thể hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất của bên thứ 3 cho bên kia vay sẽ vô hiệu do giao dịch giả tạo (chữ ký giả) theo điều 129 Bộ luật dân sự.

- Trong trường hợp này anh có thể yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu trong trường hợp này là không hạn chế (theo khoản 2 điều 136 Bộ luật dân sự).

- Tôi cũng xin nêu hậu quả pháp lý của giao dịch dân sư vô hiệu cho anh được rõ như sau:

" Ðiều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

   Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.

   Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường."

Xem xét trước hợp cụ thể của anh, nếu anh không yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu so với tình hình thực tế của bên Vay không có khả năng chi trả thì Ngân hàng sẽ dùng tài sản thế chấp bán phát mãi để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho bên Vay. Do vậy, khởi kiện yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu là hành động phù hợp nhất để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

Hãy nhấc máy gọi0394721077 - 0373844485để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất. TLLAW.VN luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”