Nhận con nuôi của người khác làm con nuôi có được không
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Xin chào Luật sư, tôi tên Nguyệt năm nay tôi 35 tuổi và còn độc thân, do tính chất công việc và cũng đã quá lứa quá thì nên tôi cũng không có ý định lấy chồng. Bạn của tôi là cặp vợ chồng hiếm muộn, 2 năm trước có nhận một cháu trai 3 tuổi làm con nuôi, nay vợ chồng bạn tôi lại sinh đôi một trai một gái.
Thấy gia đình bạn khá vất vả trong việc chăm sóc ba cháu nhỏ nên tôi đã đề nghị nhận con nuôi của hai bạn làm con nuôi của mình và hai vợ chồng bạn tôi đã đồng ý. Vậy xin hỏi tôi có thể nhận con nuôi của bạn mình làm con nuôi được không?
Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
Trong trường hợp này, phải xem xét hai điều kiện để bạn có thể nhận cháu làm con nuôi là: Vợ chồng bạn của bạn có thể chấm dứt quan hệ con nuôi với cháu trai đó không và bạn có thể nhận cháu trai đó làm con nuôi không?
Thứ nhất: Việc chấm dứt quan hệ con nuôi
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Luật nuôi con nuôi năm 2010 về căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi như sau;
Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1.Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;
2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;
3.Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;
4.Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật này.
Hiện nay con nuôi của hai vợ chồng bạn của bạn mới 5 tuổi, hơn thế nữa, lý do chấm dứt việc nuôi con nuôi lại không thuộc những trường hợp trên nên không thể chấm dứt việc nuôi con nuôi
Thứ hai: Nhận con nuôi của vợ chồng bạn làm con nuôi mình
Theo nguyên tắc thì một người không thể cho làm con nuôi hai lần, chính vì vậy trong trường hợp thứ nhất cặp vợ chồng kia không thể chấp dứt việc nuôi con nuôi với cháu trai đó đồng thời bạn cũng không thể nhận nuôi cháu.
Khi xác lập quan hệ nuôi con nuôi, bằng ý chí tự nguyện của mình thông qua Đơn xin nhận nuôi con nuôi, vợ chồng bạn của bạn đã cam kết về việc thực hiện trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi, đồng thời khi quan hệ nuôi con nuôi được xác lập về mặt pháp lý thì sẽ làm phát sinh những quyền và nghĩa vụ giữa cha, mẹ và con theo quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình, quan hệ nuôi dưỡng đó chịu sự điều chỉnh và bảo hộ của pháp luật
Như vậy, trong trường hợp của bạn, vợ chồng bạn của bạn không thể chấm dứt việc nuôi con nuôi cũng như bạn không thể nhận con nuôi của bạn mình làm con nuôi
Hãy nhấc máy gọi 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất. TLLAW.VN luôn có đội ngũ luật sư giỏi, luật sư uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- luật nuôi con nuôi
- luat su
- luat su uy tin
- nhan nuoi con nuoi co yeu to nuoc ngoai
- nhan nuoi con nuoi dich danh
- thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài
- thủ tục xin nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài
- thủ tục đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
- tư vấn pháp luật miễn phí
- tư vấn pháp luật trực tuyến
- tư vấn thủ tục nhận làm con nuôi người nước ngoài
- văn phòng luật sư giỏi
- van phong luat su gioi
- văn phòng luật sư giỏi tp hcm
- van phong luat su uy tin
- đăng ký con nuôi có yếu tố nước ngoài
- đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
- điều kiện xin nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Xử lý hành vi hành hạ mẹ kế
- Quyền giám hộ của ông bà nội, ông bà ngoại với cháu
- Quyền tham gia hoạt động xã hội của phụ nữ
- Nhận người đã chết làm cha có được không
- Thủ tục người nước ngoài nhận con ở Việt Nam
- Tư vấn thủ tục cha nhận con ruột
- Người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật
- Xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
- Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
- Xác định thiệt hại do tổn thất về tinh thần