Chuyển tài sản ra nước ngòai thì phải làm như thế nào
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Tôi là nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, vậy xin hỏi muốn chuyển vốn hoặc tài sản ra nước ngòai thì phải làm như thế nào?
Tôi muốn xin Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam để đầu tư về Việt Nam. Xin hỏi cần có những giấy tờ gì?
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Tôi muốn xin Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam để đầu tư về Việt Nam. Xin hỏi cần có những giấy tờ gì? Nộp hồ sơ ở đâu và thời giam bao lâu thì được giải quyết?
Chào bạn !
Trí Tuệ Luật xin tư vấn pháp luật như sau:
Theo quy định tại Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998 và Nghị định số 104/1998/NĐ-CP ngày 31/12/1998, hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam - dù tiến hành ở trong nước hay ở nước ngoài - phải gồm những giấy tờ sau:
Chuyển nhượng doanh nghiệp cho nhà đầu tư nước ngoài
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Chúng tôi là công ty TNHH 100% vốn trong nước hoạt động trong lĩnh vực: Thiết kế, thi công các công trình dân dụng và công nghiệp, thi công cấp thoát nước. Nay chúng tôi muốn chuyển nhượng doanh nghiệp cho các nhà đầu tư nước ngoài để trở thành doanh nghiệp có vốn 100% nước ngoài có được không? xin chân thành cảm ơn?
Trả lời:
Căn cứ khoản 4 điều 56 Nghị định 108/2006/NÐ-CP về việc doanh nghiệp chuyển nhượng, mua lại.Thủ tục như sau:
· Văn bản đăng ký chuyển nhượng dự án theo mẫu I-6 hoặc I-16 ( nếu chưa đăng ký lại ) của Quyết định 1088/2006/QÐ-BKH
· Quyết định của hội đồng thành viên hoặc của chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc của đại hội đồng cổ đông về việc chuyển nhượng doanh nghiệp;
· Hợp đồng mua lại doanh nghiệp bao gồm những nội dung chủ yếu sau: tên, địa chỉ, trụ sở chính của doanh nghiệp chuyển nhượng, mua lại; thủ tục và điều kiện chuyển nhượng, mua lại doanh nghiệp; phương án sử dụng lao động; thủ tục, điều kiện và thời hạn chuyển vốn, cổ phần, trái phiếu của doanh nghiệp chuyển nhượng, mua lại; thời hạn thực hiện việc chuyển nhượng, mua lại; trách nhiệm của các bên;
· Ðiều lệ của doanh nghiệp chuyển nhượng, mua lại;
· Dự thảo điều lệ của doanh nghiệp sau khi được phép chuyển nhượng, mua lại (nếu có sự thay đổi).
· Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài gồm: bản sao quyết định thành lập hoặc giấy tờ có giá trị tương đương khác đối với nhà đầu tư là tổ chức kinh tế; bản sao hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân.
· Số lượng nộp : 02 bộ (01 bộ gốc)
· Thời gian xem xét: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại: 0394721077 - 0373844485 để được luật sư hướng dẫn chi tiết.
Người nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Tôi có người bạn Trung Quốc, anh ấy muốn đầu tư vào Việt Nam. Nhưng không biết theo luật pháp VN thì anh ấy có thể đầu tư theo những hình thức nào. Xin chuyên mục tư vấn dùm bạn tôi.
Trả lời:
Theo quy định tại chương V Luật Đầu tư về các hình thức đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt nam theo một trong các hình thức sau:
I. Các hình thức đầu tư trực tiếp
1. Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài hoặc thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Nhà đầu tư được đầu tư để thành lập các tổ chức kinh tế sau đây::
a) Doanh nghiệp tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp;
b) Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, quỹ đầu tư và các tổ chức tài chính khác theo quy định của pháp luật;
c) Cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, thể thao và các cơ sở dịch vụ khác có hoạt động đầu tư sinh lợi;
d) Các tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
3. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT.
· Nhà đầu tư được ký kết hợp đồng BCC để hợp tác sản xuất phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm và các hình thức hợp tác kinh doanh khác. Đối tượng, nội dung hợp tác, thời hạn kinh doanh, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi bên, quan hệ hợp tác giữa các bên và tổ chức quản lý do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng. Hợp đồng BCC trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và một số tài nguyên khác dưới hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
· Nhà đầu tư ký kết hợp đồng BOT, hợp đồng BTO và hợp đồng BT với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện các dự án xây dựng mới, mở rộng, hiện đại hóa và vận hành các dự án kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực giao thông, sản xuất và kinh doanh điện, cấp thoát nước, xử lý chất thải và các lĩnh vực khác do Thủ tướng Chính phủ quy định.
4. Đầu tư phát triển kinh doanh.
Nhà đầu tư được đầu tư phát triển kinh doanh thông qua các hình thức sau đây:
· Mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh;
· Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường.
5. Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
6. Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.
7. Các hình thức đầu tư trực tiếp khác.
I. Các hình thức đầu tư gián tiếp
1. Nhà đầu tư thực hiện đầu tư gián tiếp tại Việt Nam theo các hình thức sau đây:
· Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác;
· Thông qua quỹ đầu tư chứng khoán;
· Thông qua các định chế tài chính trung gian khác.
2. Đầu tư thông qua mua, bán cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác của tổ chức, cá nhân và thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp theo quy định của pháp luật về chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại: 0394721077 - 0373844485 để được luật sư hướng dẫn chi tiết.
Kinh doanh trong lĩnh vực đồ nội thất
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Tôi và người anh rể (là người Ấn Độ) có ý định mở công ty, kiểu công ty cổ phần. Kinh doanh trong lĩnh vực đồ nội thất. Xin tư vấn cho tôi về thủ tục mở công ty? công ty chúng tôi cần đăng ký ban đầu bao nhiêu vốn? Anh rể tôi có thể tham gia đóng cổ phần bao nhiêu % vào công ty này. Chân thành cảm ơn.
CHÀO BẠN:
1. Theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 77 Luật Doanh nghiệp: cổ đông công ty cổ phần có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Do đó, nếu chỉ có hai thành viên thì bạn có thể thành lập công ty TNHH 2 thành viên hoặc Công ty hợp danh. Nếu muốn thành lập công ty cổ phần, bạn cần có thêm ít nhất một cổ đông nữa cùng góp vốn.
Vốn đăng ký ban đầu do các thành viên tự xác định căn cứ vào khả năng tài chính và nhu cầu sử dụng vốn trong kinh doanh. Tỷ lệ góp vốn trong công ty do các thành viên tự xác định.
2. Theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 139/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân người nước ngoài lần đầu tiên đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam được thực hiện như sau:
2.1 Trường hợp doanh nghiệp dự định thành lập có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài hơn 49% vốn điều lệ thì phải có dự án đầu tư và thực hiện đăng ký đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư. Trong trường hợp này, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
a, Về thủ tục thành lập công ty (Trường hợp doanh nghiệp dự định thành lập có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài hơn 49% vốn điều lệ).
· Trường hợp vốn đầu tư dưới ba trăm tỷ đồng Việt Nam, nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
- Hồ sơ đăng ký đầu tư bao gồm:
+ Văn bản đăng ký/đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư - theo mẫu;;
+ Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm);
+ Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp.
- Số lượng hồ sơ: 1 bộ
- Cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký đầu tư hợp lệ.
· Trường hợp vốn đầu tư từ ba trăm tỷ đồng Việt Nam trở lên, phải thực hiện thủ tục thẩm tra để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
- Hồ sơ đăng ký đầu tư bao gồm:
+ Văn bản đăng ký/đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư - theo mẫu;;
+ Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm);
+ Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật (đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại Điều 29 của Luật Đầu tư);
+ Giải trình kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất; giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường;
+ Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp.
- Số lượng hồ sơ: 8 bộ, trong đó có 1 bộ gốc;
- Thời hạn thẩm tra đầu tư không quá ba mươi ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp cần thiết, thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không quá bốn mươi lăm ngày.
b) Trường hợp doanh nghiệp dự định thành lập có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49% vốn điều lệ thì việc thành lập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh. Việc đăng ký đầu tư trong trường hợp này áp dụng theo quy định tương ứng đối với dự án đầu tư trong nước.
Về thủ tục thành lập công ty (Trường hợp doanh nghiệp dự định thành lập có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49% vốn điều lệ):
Hồ sơ thành lập gồm có:
1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh;
2. Dự thảo Điều lệ Công ty (được người đại diện theo pháp luật, các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập ký từng trang);
3. Danh sách Cổ đông sáng lập Công ty Cổ phần;
4. Bản sao hợp lệ (bản sao có chứng thực của cơ quan cấp) một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân đối với cổ đông sáng lập là cá nhân:
· Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam ở trong nước.
· Một trong số các giấy tờ còn hiệu lực đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài sau đây:
- Hộ chiếu Việt Nam;
- Hộ chiếu nước ngoài (hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài) và một trong các giấy tờ còn hiệu lực sau:
+ Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam;
+ Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam;
+ Giấy xác nhận đăng ký công dân;
+ Giấy xác nhận gốc Việt Nam;
+ Giấy xác nhận có gốc Việt Nam;
+ Giấy xác nhận có quan hệ huyết thống Việt Nam;
+ Các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật.
· Thẻ thường trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam.
· Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam.
5. Bản sao: Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác. Bản sao hợp lệ (bản sao có chứng thực) một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân như mục 4 nêu trên của người đại diện theo uỷ quyền và quyết định uỷ quyền tương ứng đối với cổ đông sáng lập là pháp nhân;
Trình tự đăng ký kinh doanh:
1. Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại: 0394721077 - 0373844485 để được luật sư hướng dẫn chi tiết.
Dịch vụ nổi bật Trí Tuệ Luật
- Luật sư Giám Đốc thẩm, tái thẩm
- Luật sư tham gia Tái thẩm, Giám đốc thẩm
- Tư vấn pháp luật qua tổng đài điện thoại
- Dịch vụ luật sư tranh tụng
- Tư vấn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
- Điều chỉnh giấy chứng nhận Đầu tư
- Tư vấn thành lập công ty liên doanh
- Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
- Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình
- Dịch vụ soạn thảo & tư vấn pháp lý
- Dịch vụ Luật sư cho Công ty
- Dịch vụ Tư vấn pháp Luật Lao Động
- Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp
- Dịch vụ làm sổ đỏ, sang tên sổ đỏ
- Dịch vụ luật sư phân chia Di sản thừa kế
- Dịch vụ luật sư soạn thảo Di Chúc
- Dịch vụ công chứng tại Nhà
- Các loại hợp đồng Công Chứng Tại Nhà
- Dịch vụ luật sư khởi kiện Đòi nợ/thu hồi nợ
- Tư vấn pháp luật dài hạn cho DN
Dịch vụ Tư vấn pháp Luật
- Góp vốn cty bằng quyền Sở Hữu Trí Tuệ
- Các điều khoản về hợp đồng Thương Mại
- Thủ tục cty CP vốn 100% nước ngoài
- Thủ tục giải thể công ty có vốn nước ngoài
- Quy trình tư vấn thành lập công ty
- Thẻ tạm trú 3 năm cho người nước ngoài
- Gia hạn thẻ tạm trú cho người nước ngoài
- Dịch vụ tư vấn hồi hương,nhập lại quốc tịch
- Thủ tục gia hạn thẻ tạm trú cho người NN
- Dịch vụ Visa nhập cảnh VN cho người NN
- Tư vấn pháp luật có yếu tố nước ngoài
- Người nước ngoài sở hữu nhà tại VN
- Tư vấn Kết Hôn có yếu tố nước ngoài
- Tư vấn pháp lý Doanh Nghiệp
- Thay đổi chủ Doanh Nghiệp Tư Nhân
- Dịch vụ tư vấn ly hôn