Thủ tục đầu tư nước ngoài để mở trường đại học, mở trường cao đẳng?
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Tổ chức, cá nhân nước ngoài có thể mở trường đại học hoặc mở trường cao đẳng tại Việt Nam được không? Nếu có thì theo hình thức liên doanh hay công ty 100% vốn nước ngoài?
CHÀO BẠN:
Theo Khoản 1, Ðiều 50 Luật Ðầu tư thì nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và làm thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Theo bản cam kết về dịch vụ WTO thì lĩnh vực giáo dục chỉ cho phép thành lập liên doanh với một đối tác trong nước. Cho phép phía nước ngoài sở hữu đa số vốn trong liên doanh. Kể từ ngày 1/1/2009 sẽ cho phép thành lập cơ sở đào tạo 100% vốn đầu tư nước ngoài. Sau 3 năm kể từ khi gia nhập: không hạn chế.
Giáo viên nước ngoài làm việc tại các cơ sở đào tạo có vốn đầu tư nước ngoài phải có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm giảng dạy và phải được Bộ Giáo dục và Ðào tạo của Việt Nam công nhận về chuyên môn.
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại: 0394721077 - 0373844485 để được luật sư hướng dẫn chi tiết.
Thủ tục mở công ty cổ phần với người nước ngoài hoạt động thương mại
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Người nước ngoài và một số người Việt Nam cùng hợp tác mở Công ty Cổ phần tại Việt Nam có được hay không? Ngành nghề kinh doanh là: thương mại, sản xuất, gia công thiết bị vật liệu xây dựng, may gia công hàng xuất khẩu cho nước ngoài?
CHÀO BẠN:
Người nước ngoài và một số người Việt Nam có thể cùng hợp tác thành lập công ty cổ phần tại Việt Nam, Công ty cổ phần phải có ít nhất từ 03 thành viên trở lên.
- Lĩnh vực thương mại phải hoạt động dưới hình thức liên doanh, không hạn chế tỉ lệ góp vốn, trường hợp chỉ đầu tư để thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu mà không thực hiện phân phối hoặc các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa và trường hợp đầu tư để thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan đến mua bán hàng hóa. Tham khảo thông tư 09/2007/TT-BTM ngày 17/07/2007 và quyết định 10/2007/QÐ-BTM ngày 21/05/2007.
- Lĩnh vực sản xuất, nhà đầu tư nước ngoài được hoạt động dưới hình thức 100% vốn nước ngoài.
- Hình thức nhập khẩu 100% nguyên vật liệu từ chủ hàng nước ngoài, sau đó hoàn thành sản phẩm và xuất khẩu trả lại cho chủ hàng nước ngoài đó và nhận phí làm hàng. Lĩnh vực này hiện nay chưa cho phép người nước ngoài hoạt động.
Trân trọng!
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại: 0394721077 - 0373844485 để được luật sư hướng dẫn chi tiết.
Cá nhân Việt nam hợp tác với bên Nước ngoài mở công ty như thế nào?
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Tôi và một người bạn (Quốc tịch Singapore ) có ý định hợp tác mở công ty cổ phần, với các ngành nghề : Sản xuất, Thương mại , Dịch vụ : Vật liệu trang trí nội thất các loại, thực phẩm, cung cấp lắp đặt nội thất bằng gỗ và kim loại, Kinh doanh bất động sản, cho thuê nhà ở. Với các ngành nghề trên chúng tôi cần đăng ký vốn tối thiểu là bao nhiêu? có cần ký quĩ tại ngân hàng, nếu có là bao nhiêu? Với người nước ngoài được phép tham gia cổ phần là bao nhiêu %?(Chị Hoàng Vân- Hà Nam)
Trả lời:
Căn cứ khoản 3 Ðiều 9 Nghị định 139/NÐ-CP ngày 5/9/2007 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp thì:
Tổ chức, cá nhân người nước ngoài lần đầu tiên đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam được thực hiện như sau:
a) Trường hợp doanh nghiệp dự định thành lập có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài hơn 49% vốn điều lệ thì phải có dự án đầu tư và thực hiện đăng ký đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư. Trong trường hợp này, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận đầu tư);
b) Trường hợp doanh nghiệp dự định thành lập có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49% vốn điều lệ thì việc thành lập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Nghị định số 88/2006/NÐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh (sau đây gọi tắt là Nghị định số 88/2006/NÐ-CP). Việc đăng ký đầu tư trong trường hợp này áp dụng theo quy định tương ứng đối với dự án đầu tư trong nước.
Ðối với từng ngành, nghề cụ thể, chị có thể tham khảo Biểu Cam kết Dịch vụ của Việt Nam khi gia nhập WTO. Nếu ngành, nghề chị dự định đăng ký kinh doanh có trong cam kết thì thực hiện theo cam kết; những ngành, nghề chưa có trong cam kết WTO thì có thể xem xét trên cơ sở phù hợp với pháp luật và chính sách hiện hành.
Căn cứ Ðiều 3 Nghị định 153/2007/NÐ-CP ngày 15/10/2007 thì:
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản phải có vốn pháp định là 6 (sáu) tỷ đồng Việt Nam.
2. Việc xác nhận vốn pháp định của doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, hợp tác xã và đăng ký kinh doanh.
Thông tư 03/2006/TT-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Ðầu tư hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh thì vốn pháp định này phải được xác nhận bởi cơ quan cấp có thẩm quyền hoặc chứng chỉ, giấy tờ hợp pháp chứng minh về số vốn của doanh nghiệp nộp kèm hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Theo công văn số 223/BXD-QLN của Bộ Xây dựng ngày 4/2/2008 thì hồ sơ chứng minh điều kiện về vốn:
- Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập;
- Ðối với số vốn được góp bằng tiền, phải có xác nhận của ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam về số tiền ký quỹ của các cổ đông sáng lập. Số tiền ký quỹ phải bằng số vốn góp bằng tiền của các cổ đông sáng lập và chỉ được giải tỏa sau khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Ðối với số vốn góp bằng tài sản; phải có chứng thư của tổ chức có chức năng định giá ở Việt Nam về kết quả định giá tài sản được đưa vào góp vốn. Chứng thư phải còn hiệu lực tính đến ngày nộp hồ sơ.
Căn cứ Thông tư 03/2006/TT-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ Kế họach và Ðầu tư hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh thì hồ sơ đăng ký kinh doanh công ty Cổ phần gồm:
1- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (theo mẫu)
2- Dự thảo điều lệ công ty được tất cả các cổ đông sáng lập và người đại diện theo pháp luật (hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên sáng lập là tổ chức) ký từng trang.
3- Danh sách cổ đông sáng lập (theo mẫu) và các giấy tờ kèm theo sau đây:
3.1/ Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của tất cả cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật:
- Ðối với công dân Việt Nam ở trong nước: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực .
- Ðối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, các giấy tờ xác nhận nguồn gốc Việt Nam theo quy định.
- Ðối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, Thẻ thường trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
3.2/ Nếu cổ đông sáng lập là tổ chức:
- Bản sao Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, Ðiều lệ hoặc tài liệu tương đương khác.
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực theo khoản 3.1 của người đại diện theo uỷ quyền và quyết định ủy quyền tương ứng.
4- Nếu người nộp hồ sơ không phải là cổ đông sáng lập của công ty:
- Xuất trình Giấy CMND (hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác theo khoản 3.1) còn hiệu lực và văn bản ủy quyền của người nộp hồ sơ thay có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc Công chứng nhà nước.
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại: 0394721077 - 0373844485 để được luật sư hướng dẫn chi tiết.
Người nước ngoài có được thành lập công ty tại Việt Nam?
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
"Tôi là người Việt hiện mang quốc tịch Canada, nay muốn góp một phần vốn để thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam. Xin cho biết người nước ngoài có được thành lập hoặc tham gia thành lập doanh nghiệp không? Thủ tục thế nào?". (HoangMy, Quebec, Canada)
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 139 ngày 5/9/2007 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp, mọi cá nhân, không phân biệt nơi cư trú và quốc tịch… đều có quyền thành lập, tham gia thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Thủ tục để tổ chức, cá nhân người nước ngoài lần đầu tiên đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam được thực hiện như sau:
- Nếu doanh nghiệp dự định thành lập có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài hơn 49% vốn điều lệ thì phải có dự án đầu tư và thực hiện đăng ký đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư. Trong trường hợp này, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận đầu tư);
- Nếu doanh nghiệp dự định thành lập có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49% vốn điều lệ thì việc thành lập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Nghị định số 88 ngày 29/8/2006 về đăng ký kinh doanh. Việc đăng ký đầu tư trong trường hợp này áp dụng theo quy định tương ứng đối với dự án đầu tư trong nước.
Theo các quy định nói trên, nếu bạn góp vốn thành lập doanh nghiệp sản xuất đồ gia dụng ở Việt Nam với số vốn nhỏ hơn 49% vốn điều lệ thì hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư) tỉnh, thành phố nơi dự định đặt trụ sở của doanh nghiệp.
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại: 0394721077 - 0373844485 để được luật sư hướng dẫn chi tiết.
Đầu tư xây dựng khách sạn và kinh doanh dịch vụ khách sạn của nhà đầu tư nước ngoài
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Xin cho biết,nhà đầu tư nước ngoài muốn xây dựng khách sạn và kinh doanh dịch vụ khách sạn tại Việt Nam thì cần tiến hành những thủ tục gì?
Trả lời:
I/ Theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì đối với lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, trong vòng 8 năm kể từ ngày gia nhập WTO (07/11/2006), việc cung cấp dịch vụ cần tiến hành song song với đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo hoặc mua lại khách sạn.
Hồ sơ thẩm tra đầu tư gồm : (đối với ngành kinh doanh có điều kiện)
A. Ðối với dự án đầu tư có quy mô dưới 300 tỷ đồng Việt Nam :
1. Hồ sơ thẩm tra :
a) Bản đăng ký đầu tư (theo mẫu);
b) Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
c) Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm).
d) Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại Ðiều 29 của Luật Ðầu tư và Phụ lục C ban hành kèm theo Nghị định 108.
2. Ðối với trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, ngoài hồ sơ quy định trên, nhà đầu tư phải nộp kèm theo:
a) Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan;
b) Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
B. Ðối với dự án đầu tư có quy mô trên 300 tỷ đồng Việt Nam :
1. Hồ sơ thẩm tra :
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu);
b) Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư (đối với nhà đầu tư là tổ chức thì nộp bản sao quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác; đối với nhà đầu tư là cá nhân thì nộp bản sao hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân);
c) Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm);
d) Giải trình kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất, giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường;
đ) Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh;
e) Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng khi tham gia thị trường quy định đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư quy định tại Ðiều 29 của Luật Ðầu tư và Phục lục C ban hành kèm theo Nghị định 108.
2. Ðối với trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, ngoài hồ sơ quy định trên, nhà đầu tư phải nộp kèm theo:
a) Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan;
b) Hợp đồng liên doanh đối với hình thức thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Nhà đầu tư nộp cho Sở Kế hoạch và Ðầu tư 8 bộ hồ sơ dự án đầu tư, trong đó có 1 bộ hồ sơ gốc.
Trân trọng!
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại: 0394721077 - 0373844485 để được luật sư hướng dẫn chi tiết.