Chia thừa kế trường hợp người chết có nhiều vợ
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Bố tôi có hai vợ, một là mẹ tôi (có chung 2 người con, sống với nhau từ năm 1975 đến 1985, không đăng ký), và một bà khác (từ 1990, có 1 con chung, trước đó không ly hôn với mẹ tôi). Năm 1997, cụ mất không để lại di chúc. Chúng tôi và người vợ hai có được hưởng thừa kế thế nào?
Chào bạn !
Trí Tuệ Luật xin tư vấn luật như sau:
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, hôn nhân giữa bố và mẹ bạn (tạm gọi là bà A) không có đăng ký kết hôn nhưng được xác định là hôn nhân thực tế. Do đó việc hai người không ly hôn mà cụ ông lại về chung sống với người phụ nữ khác (bà B) là bất hợp pháp.
2. Ông cụ chết không để lại di chúc, di sản được chia theo pháp luật. Bà B không được hưởng thừa kế nhưng được sở hữu phần đóng góp của mình trong khối tài sản chung với bố bạn.
3. Phần di sản của ông cụ được chia thừa kế cho 4 người: bà A, 2 chị em bạn, và người con chung của ông với bà B.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của Trí Tuệ Luật ”
Làm di chúc với tài sản đã tặng cho?
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Tôi mua cho người bạn gái tên N. ở Việt Nam một căn nhà ở Đà Lạt, để cô ấy đứng tên. Chúng tôi nhất trí với nhau là làm di chúc để lại toàn bộ căn nhà cho tổ chức từ thiện, và muốn ghi rõ mọi thay đổi trong di chúc phải có sự ưng thuận của tôi. Di chúc như vậy có đúng không?
Chào bạn !
Trí Tuệ Luật xin tư vấn luật như sau:
Căn nhà ở mà bạn mua do cô N. đứng tên, do đó theo pháp luật Việt Nam, cô ấy có quyền sở hữu, định đoạt tài sản. Cô N. có quyền để lại di chúc như bạn mong muốn, nêu văn bản đó tuân thủ đầy đủ các quy định của Bộ luật Dân sự về di chúc. Bạn không phải là người đứng đồng sở hữu căn nhà nên về mặt pháp lý, không có quyền can thiệp vào ý nguyện của N., trừ trường hợp trong di chúc, cô ấy nói rõ việc thay đổi nội dung cần phải có sự ưng thuận của bạn.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của Trí Tuệ Luật ”
Con ở nước ngoài được thừa kế tài sản cha mẹ ở Việt Nam
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Tôi kết hôn với người Pháp và bây giờ tôi đang sống ở Pháp, nhưng chưa có quốc tịch Pháp, trước khi kết hôn tôi có sở hữu một căn nhà ở VN và bây giờ tôi đã mua thêm đất ở VN ( tất cả nhà và đất chỉ một mình tôi đứng tên chủ sở hữu), hiện tại tôi đang mang thai,tôi muốn hỏi đất ở VN và nhà của tôi hiện có, khi tôi qua đời vì một lí do nào đó thì con tôi có được thừa kế tài sản của tôi không ?(nếu con tôi không ở VN và không có quốc tịch VN) và bây giờ tôi cần phải làm thủ tục gì để đảm bảo quyền lợi cho con tôi sau khi tôi qua đời. Tôi mong nhận được câu trả lời sớm,chân thành cảm ơn quý luật sư
Chào bạn !
Trí Tuệ Luật xin tư vấn luật như sau:
Để con bạn có thể hưởng thừa kế phần tài sản của bạn, bạn có thể lập di chúc để lại toàn bộ tài sản của mình cho người con. Quan hệ thừa kế phát sinh chỉ khi bạn mất đi, con bạn mới được hưởng phần di sản do bạn để lại. Nếu sau này khi con bạn đủ 18 tuổi, bạn có thể thực hiện việc tặng cho tài sản cho người con và chuyển quyền sở hữu mà không cần lập di chúc.
Việc con bạn không có quốc tịch Việt Nam sẽ không ảnh hưởng đến việc được hưởng thừa kế hoặc quyền được tặng cho tài sản. Chỉ giới hạn ở việc nếu con bạn không thuộc trường hợp được sở hữu nhà ở Việt Nam theo quy định tại Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung điều 126 của luật nhà ở và điều 121 của luật đất đai thì con bạn chỉ được hưởng giá trị của căn nhà và đất.
Điều 126. Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam:
a) Người có quốc tịch Việt Nam;
b) Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước.
2. Người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của Trí Tuệ Luật ”
Cha Mẹ chết hơn mười năm có được yêu cầu chia di sản thừa kế
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Cha, mẹ chúng tôi mất năm 1995, để lại ngôi nhà trên thửa đất 200m2 trong đó 100m2 làm phòng cho thuê. Cha, mẹ tôi có hai người con là tôi và anh trai tôi cùng ở chung ngôi nhà do cha mẹ để lại từ trước đến nay. Nay tôi đã có gia đình, không có chổ ở, muốn chia di sản của cha mẹ để lại. Tuy nhiên tôi có tìm hiểu thì nếu cha, mẹ tôi chết hơn mười năm rồi thì không được yêu cầu chia di sản thừa kế nữa có đúng không?
Lấy chồng nước ngoài có được nhận tặng cho nhà ở của cha mẹ tại Việt Nam?
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Tôi đã lấy chồng và định cư ở Thái Lan bốn năm nay. Cha, mẹ tôi đang có ý định tặng cho tôi một ngôi nhà ở quê. Xin hỏi quý báo, hiện tôi đang ở nước ngoài thì có được nhận nhà ở do cha mẹ tặng cho hay không?
CHÀO BẠN:
Theo quy định tại Điều 197 Bộ luật dân sự 2005, khoản 3 Điều 21 Luật nhà ở năm 2005 thì chủ sở hữu có quyền tặng cho ... hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản. Điều 465 Bộ luật dân sự 2005 quy định hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận. Như vậy, bạn có quyền nhận tài sản do cha, mẹ của bạn tặng cho bạn. Tuy nhiên, liên quan đến tài sản tặng cho là nhà ở, bên cạnh đó bạn lại đang định cư tại nước ngoài nên tùy từng trường hợp bạn có thể có quyền sở hữu nhà ở hoặc chỉ được hưởng giá trị của nhà ở được tặng cho.
Thứ nhất, theo Điều 126 Luật nhà ở được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (Luật Nhà ở), hướng dẫn tại Nghị định 71/2010/NĐ-CP thì nếu bạn được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại VN từ ba tháng trở lên (và thuộc các trường hợp: a) Người có quốc tịch VN; b) Người gốc VN thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại VN theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của VN có nhu cầu và đang làm việc tại VN; người có vợ hoặc chồng là công dân VN sinh sống ở trong nước.) thì có quyền sở hữu nhà ở tại VN không hạn chế số lượng để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại VN. Trường hợp bạn là người gốc VN khác các trường hợp nêu trên, nếu được cơ quan có thẩm quyền của VN cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại VN từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại VN để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại VN.” Như vậy, nếu bạn thuộc các trường hợp trên thì khi nhận tặng cho nhà ở từ cha mẹ, bạn có quền sở hữu và đăng ký quyền sở hữu.
Thứ hai, theo quy định tại Điều 72 Nghị định 71/2010/NĐ-CP, nếu thuộc trường hợp được phép về VN cư trú dưới ba tháng, thuộc diện chỉ được sở hữu một nhà ở và tại thời điểm được tặng cho đang có sở hữu nhà ở tại VN thì không được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở và chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó.
Để nhận được giá trị nhà ở được cha, mẹ tặng cho, bạn được trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác bán nhà ở để nhận giá trị tài sản được tặng cho khi có các giấy tờ sau: Hợp đồng tặng cho được lập theo quy định tại Điều 93 Luật nhà ở và giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở của cha, mẹ bạn.
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại: 0394721077 - 0373844485 để được luật sư hướng dẫn chi tiết.