Con riêng có được hưởng thừa kế?
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Sau khi cha, mẹ tôi ly hôn, mẹ tôi đã kết hôn với người khác. Tôi sống với mẹ và cha dượng từ năm 1994 và cha dượng tôi có làm thủ tục nhận tôi làm con nuôi. Năm 2011, cha tôi bị ốm bệnh qua đời và không có di chúc. Lúc này, con riêng của cha có với người vợ trước đã chiếm cả hai ngôi nhà và không cho mẹ con tôi được hưởng di sản thừa kế. Vậy, theo quy định của pháp luật, mẹ con tôi có được hưởng thừa kế không?
CHÀO BẠN:
Trường hợp cha dượng bạn chết không để lại di chúc thì việc thừa kế thuộc trường hợp thừa kế theo pháp luật. Theo quy định tại Điều 674, điểm a khoản 1 Điều 676 Bộ luật dân sự (BLDS) 2005 thì vợ, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết thuộc hàng thừa kế thứ nhất và được hưởng di sản thừa kế của cha dượng bạn để lại. Do đó, nếu mẹ bạn kết hôn hợp pháp với cha dượng bạn theo thì theo quy định nêu trên và quy định tại Điều 31 Luật hôn nhân gia đình năm 2000, mẹ bạn có quyền hưởng thừa kế di sản do cha dượng bạn để lại.
Việc thừa kế tài sản được quy định rõ trong Luật
Việc thừa kế tài sản được quy định rõ trong luật
Đối với trường hợp của bạn, nếu cha dượng nhận bạn làm con nuôi theo đúng quy định của pháp luật thì theo quy định nêu trên, bạn có quyền hưởng di sản thừa kế. Trường hợp, nếu bạn không được công nhận là con nuôi hợp pháp theo quy định của pháp luật thì bạn chỉ được xem là con riêng của mẹ bạn trong gia đình. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 679 BLDS, dù bạn là con riêng của mẹ bạn nhưng nếu bạn có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng đối với bố dượng như cha con thì bạn được thừa kế di sản của cha dượng bạn để lại.
Đồng thời, về tài sản mà bạn nói là do cha dượng bạn để lại nhưng bị hai người anh chiếm hữu, sử dụng thì cần xác định tài sản nào thuộc quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp của cha dượng bạn mới có thể đem chia cho những người được hưởng thừa kế. Bởi lẽ, nếu trong khối tài sản đó có những tài sản thuộc tài sản chung của hai vợ chồng thì phần thuộc về mẹ bạn không thể đem để chia thừa kế. Tương tự, nếu hai người anh hoặc bạn có tài sản riêng thì những tài sản đó thuộc riêng hai người anh bạn và không được đem chia thừa kế.
Như vậy, đối chiếu với các quy định chúng tôi viện dẫn trên, nếu mẹ bạn và bạn được quyền hưởng di sản thừa kế, hoặc mẹ bạn có quyền sở hữu, sử dụng tài sản chung với cha dượng bạn lúc còn sống mà con riêng của cha dượng bạn chiếm hữu, sử dụng và không chia thừa kế cho mẹ bạn và bạn; hoặc không trả lại cho mẹ bạn tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp của mẹ bạn là trái quy định của pháp luật.
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại: 0394721077 - 0373844485 để được luật sư hướng dẫn chi tiết.
Anh trai có được thừa kế theo pháp luật của em?
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Sau khi cha, mẹ tôi mất, tôi định cư tại Hà Lan và có người em trai tại Việt Nam. Năm 2010, tôi không thuộc diện được mua nhà ở tại Việt Nam nên đã chuyển tiền về để nhờ em tôi đầu tư mua nhà tại thành phố Đà Nẵng. Em trai tôi mới lấy vợ cách đây gần ba năm và chưa có con. Tháng 5 năm 2012, em tôi đột ngột qua đời không để lại di chúc. Di sản để lại là căn nhà tôi mà tôi đã chuyển tiền mua, 500m2 đất của em trai tôi. Vậy theo quy định pháp luật tôi có được thừa kế di sản của em tôi, tôi có được nhận ngôi nhà mà tôi đã đầu tư?
Lập di chúc không cần công chứng, chứng thực
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Tôi nghe nói việc lập di chúc phải thực hiện việc công chứng, chứng thực hoặc phải có người làm chứng mới hợp pháp, vậy có đúng không? Di chúc của tôi lập không có người làm chứng, không được công chứng, chứng thực thì có giá trị để các con tôi nhận thừa kế không?
CHÀO BẠN:
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2005, ông có thể lựa chọn một trong các hình thức lập di chúc sau: di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; di chúc bằng văn bản có người làm chứng; di chúc có công chứng hoặc chứng thực. Cả ba loại di chúc này đều có giá trị pháp lý như nhau, tuy nhiên đối với từng trường hợp, phải tuân thủ các quy định cụ thể thì di chúc mới được xem là hợp pháp.
Người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt khi lập và không bị đe dọa
Người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt khi lập và không bị đe dọa
Về nguyên tắc chung, việc lập di chúc dù bằng hình thức nào nêu trên cũng phải phù hợp với quy định tại Khoản 1 Điều 652 Bộ luật Dân sự 2005: người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép; nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
Nếu ông lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, không có công chứng hoặc chứng thực thì theo quy định tại Điều 653, Điều 655 Bộ luật dân sự 2005, việc lập di chúc của ông phải đảm bảo các điều kiện sau:
Ông phải tự tay viết và ký vào bản di chúc; phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập di chúc; họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; di sản để lại và nơi có di sản; việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ; di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Như vậy, theo các quy định chúng tôi viện dẫn trên, ông có thể tự lập di chúc khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật mà không cần công chứng, chứng thực hay cần phải có người làm chứng, vì giá trị pháp lý của các hình thức di chúc được lập hợp pháp là như nhau.
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại: 0394721077 - 0373844485 để được luật sư hướng dẫn chi tiết.
Người Việt Nam ở nước ngoài nhận thừa kế như thế nào?
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Tôi và con gái tôi đang tạm trú ở Mỹ, vẫn còn quốc tịch Việt Nam và vẫn đang có địa chỉ thường trú ở Việt Nam, nay muốn khai nhận thừa kế, sang tên tài sản là nhà đất của chồng tôi ở Việt Nam có được không. Sau khi chồng tôi mất, ngoài tôi và con gái tôi còn có người con riêng của chồng tôi vẫn còn ở Việt Nam là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Thủ tục tiến hành việc này như thế nào, nếu tôi ủy quyền cho người khác ở Việt Nam tiến hành thủ tục cho tôi được không?
CHÀO BẠN:
Vì chồng chị không để lại di chúc nên theo quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự thì chị, con chị và người con riêng của chồng chị thuộc hàng thừa kế thứ nhất của chồng chị. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau và có quyền khai nhận di sản thừa kế do người chết để lại. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn nơi có bất động sản (Khoản 1 Điều 37 Luật Công chứng).
Đối với việc sang tên tài sản là nhà đất của chồng chị thì: Theo quy định tại Điều 1, Luật số 34/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở và Điều 121 của Luật Đất đai, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam: a, Người có quốc tịch Việt Nam; b, Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước.
Do đó, chị và con chị hiện đang tạm trú ở nước ngoài nhưng vẫn còn quốc tịch Việt Nam và có địa chỉ thường trú tại Việt Nam (cùng với người con riêng của chồng chị tại Việt Nam) có quyền lập thủ tục sang tên giấy chứng nhận sở hữu nhà đất do chồng chị để lại sau khi hoàn tất thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Thủ tục đăng ký sang tên được thực hiện tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc UBND quận/huyện nơi có bất động sản.
Trong trường hợp không thể về Việt Nam thì chị có thể ủy quyền cho người khác nhân danh, thay mặt chị để tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế cũng như thủ tục sang tên nhà đất. Người nhận ủy quyền có thể là bất kỳ người nào đủ điều kiện theo quy định tại Điều 143 Bộ luật Dân sự: Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện. Vì chị đang ở nước ngoài nên chị có thể đến cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở tại nước đó để yêu cầu công chứng văn bản ủy quyền này theo quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật Công chứng.
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại: 0394721077 - 0373844485 để được luật sư hướng dẫn chi tiết.
Bỏ sót người thừa kế khi chia di sản thừa kế
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Ông bà em sinh được 4 người con. Bà em mất 1987, ông em mất 2001. Ông bà mất để lại di sản là một mảnh đất nhưng không có di chúc. Mảnh đất của ông bà do chú em sử dụng, năm 2004 bố em nghe tin chú và thím đã làm sổ đỏ mà anh em trong nhà không hề biết. Năm 2005, gia đình cùng bàn bạc đi đến nhất trí, chú em để lại cho bố em 1 phần đất trên mảnh đất của ông bà để lại, nhờ chính quyền UBND xã và địa chính lập thành văn bản, có chữ kí của bố em và chú cùng với UBND và địa chính.
Dịch vụ nổi bật Trí Tuệ Luật
- Luật sư Giám Đốc thẩm, tái thẩm
- Luật sư tham gia Tái thẩm, Giám đốc thẩm
- Tư vấn pháp luật qua tổng đài điện thoại
- Dịch vụ luật sư tranh tụng
- Tư vấn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
- Điều chỉnh giấy chứng nhận Đầu tư
- Tư vấn thành lập công ty liên doanh
- Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
- Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình
- Dịch vụ soạn thảo & tư vấn pháp lý
- Dịch vụ Luật sư cho Công ty
- Dịch vụ Tư vấn pháp Luật Lao Động
- Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp
- Dịch vụ làm sổ đỏ, sang tên sổ đỏ
- Dịch vụ luật sư phân chia Di sản thừa kế
- Dịch vụ luật sư soạn thảo Di Chúc
- Dịch vụ công chứng tại Nhà
- Các loại hợp đồng Công Chứng Tại Nhà
- Dịch vụ luật sư khởi kiện Đòi nợ/thu hồi nợ
- Tư vấn pháp luật dài hạn cho DN
Dịch vụ Tư vấn pháp Luật
- Góp vốn cty bằng quyền Sở Hữu Trí Tuệ
- Các điều khoản về hợp đồng Thương Mại
- Thủ tục cty CP vốn 100% nước ngoài
- Thủ tục giải thể công ty có vốn nước ngoài
- Quy trình tư vấn thành lập công ty
- Thẻ tạm trú 3 năm cho người nước ngoài
- Gia hạn thẻ tạm trú cho người nước ngoài
- Dịch vụ tư vấn hồi hương,nhập lại quốc tịch
- Thủ tục gia hạn thẻ tạm trú cho người NN
- Dịch vụ Visa nhập cảnh VN cho người NN
- Tư vấn pháp luật có yếu tố nước ngoài
- Người nước ngoài sở hữu nhà tại VN
- Tư vấn Kết Hôn có yếu tố nước ngoài
- Tư vấn pháp lý Doanh Nghiệp
- Thay đổi chủ Doanh Nghiệp Tư Nhân
- Dịch vụ tư vấn ly hôn