Điều kiện từ chối nhận di sản thừa kế
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Mẹ tôi mất năm 2011 có tài sản để lại là phần đất có diện tích 10.000 m2. Mẹ tôi có 03 người con, trong đó tôi sống ở nước ngoài và có quốc tịch nước ngoài.
Gia đình tôi chưa làm thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Bây giờ tôi muốn về Việt Nam làm giấy ủy quyền từ chối nhận di sản có được không
Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau
Từ chối nhận di sản thừa kế là hành vi thể hiện ý chỉ của cá nhân khi được nhận tài sản hợp pháp từ người khác để lại.
– Theo Điều 642 Bộ Luật Dân sự 2005 quy định về việc từ chối nhận di sản thừa kế như sau:
“1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản.
3. Thời hạn từ chối di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế.”
Như vậy, con bà A có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp con bà A từ chối nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Tuy nhiên, theo quy định Bộ Luật Dân sự 2005 thì thời hạn từ chối di sản là 06 tháng kể từ ngày mở thừa kế. Ngày mở thừa kế được hiểu là thời điểm người có tài sản chết; có nghĩa bà A chết năm 2011 đến nay đã 05 năm thì đã hết thời hạn từ chối nhận di sản.
– Theo Điều 620 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về từ chối nhận di sản:
” Điều 620: Từ chối nhận di sản
1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.”
Như vậy, Bộ Luật Dân sự 2015 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2017 đã có sự thay đổi quy định về từ chối nhận di sản đó là việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản. Do đó, nếu tài sản bà A để lại chưa phân chi thì bạn có quyền từ chối nhận di sản trừ trường hợp từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
Theo đó, bạn có thể chờ đến khi Bộ Luật Dân sự 2015 có hiệu lực nếu lúc đó tài sản thừa kế chưa phân chia thì bạn có quyền từ chối nhận di sản theo quy định pháp luật. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
Hãy nhấc máy gọi 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất. TLLAW.VN luôn có đội ngũ luật sư giỏi, luật sư uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- lập di chúc thừa kế
- luat su
- luật sư giỏi uy tín giá rẻ
- luat su uy tin
- thủ tục di chúc thừa kế
- thủ tục nhận thừa kế có yếu tố nước ngoài
- thừa kế tài sản ở nước ngoài
- thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
- tranh chấp tài sản thừa kế có yếu tố nước ngoài
- tư vấn chia thừa kế
- tư vấn di chúc thừa kế
- tư vấn lập di chúc
- tư vấn luật uy tín
- tư vấn nhận thừa kế có yếu tố nước ngoài
- tu van phap luat
- tư vấn soạn thảo di chúc
- tư vấn thừa kế
- vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài
Thông tin luật cũ hơn
- Luật sư tư vấn phân chia di sản thừa kế khi không di chúc
- Chia di sản thừa kế khi nội dung di chúc không rõ ràng
- Mẹ mất không để lại di chúc bố tự ý bán đất đai có được không
- Cha chết, con có được hưởng di sản của ông nội
- Đã chia tài sản chung có được hưởng thừa kế không
- Con riêng của chồng có được hưởng thừa kế không
- Quyền thừa kế của vợ chồng khi Tòa án thụ lý đơn ly hôn
- Khai nhận di sản thừa kế cần có những thủ tục nào
- Chia di sản theo di chúc, di tặng
- Phát sinh qua hệ về thừa kế