Thừa kế không theo nội dung di chúc

thua-ke-khong-theo-noi-dungVợ chồng tôi có bốn con: hai trai, hai gái. Chúng tôi có một thửa đất đã được thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu đất ở. Trên thửa đất này tôi đã cho hai con trai xây dựng nhà kiên cố để vợ chồng tôi và gia đình hai con trai cùng ở.

Hỏi: Vợ chồng tôi làm di chúc chuyển quyền sở hữu nhà ở cho các con, ngoài chữ ký của vợ chồng tôi thì cần chữ ký của các con tôi không? Bản di chúc này cần có xác nhận của cơ quan nào để có hiệu lực pháp lý? Khi nào thì các con tôi được hưởng thừa kế? Nay vợ chồng tôi chỉ di chúc cho hai con trai có được không vì hai con gái đã đi ở riêng và được Nhà nước cấp đất để xây dựng nhà ở rồi?

 

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật như sau:

Thứ nhất, về quyền của người lập di chúc.

Căn cứ khoản 1, 2 Điều 651 Bộ luật dân sự(1) quy định về quyền của người lập di chúc thì người lập di chúc có các quyền như sau:

“1. Chỉ định người thừa kế...

2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế”.

Vì ngôi nhà là tài sản thuộc sở hữu của vợ chồng bà nên vợ chồng bà có quyền định đoạt bằng cách lập di chúc để chuyển quyền sở hữu cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật.

Điều 666 Bộ luật dân sự(2) quy định về di chúc chung của vợ, chồng thì: “Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung”. Ông bà có thể cùng lập di chung để lại tài sản cho các con mà không cần phải có chữ ký của các con vì ngôi nhà này là tài sản chung của vợ chồng bà.

Điều 653 Bộ luật dân sự(3) quy định hình thức di chúc bằng văn bản bao gồm các loại:

“1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;

2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;

3. Di chúc bằng văn bản có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn;

4. Di chúc bằng văn bản có chứng nhận của Công chứng nhà nước”.

Như vậy nếu ông bà đang khoẻ mạnh minh mẫn thì có thể tự mình lập di chúc mà không cần phải có người làm chứng hoặc có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

Thứ hai, về hiệu lực của di chúc.

Căn cứ khoản 1 Điều 636 Bộ luật dân sự(4) thì di chúc chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm mở thừa kế tức là thời điểm người để lại di sản mất.

Khoản 1 Điều 636 Bộ luật dân sự quy định: “Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp Toà án tuyên bố một người là đã chết, thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này(5)”.

Vì ngôi nhà là tài sản chung của vợ chồng và cả hai vợ chồng bà cùng lập di chúc nên căn cứ Điều 671 Bộ luật dân sự(6) hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ chồng bà sẽ được xác định như sau: “Trong trường hợp vợ, chồng lập di chúc chung mà có một người chết trước, thì chỉ phần di chúc liên quan đến phần di sản của người chết trong tài sản chung có hiệu lực pháp luật; nếu vợ, chồng có thoả thuận trong di chúc về thời điểm có hiệu lực của di chúc là thời điểm người sau cùng chết, thì di sản của vợ chồng theo di chúc chung chỉ được phân chia từ thời điểm đó”.

Thứ ba, về quyền của hai người con gái không được hưởng thừa kế theo di chúc.

Căn cứ dữ kiện bà nêu thì vợ chồng bà chỉ lập di chúc cho hai người con trai hưởng di sản thừa kế còn không có hai người con gái hưởng. Nếu hai người này có yêu cầu được hưởng mà họ thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 672 Bộ luật dân sự(7) thì họ vẫn được hưởng một phần bằng 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật.

Điều 672 Bộ luật dân sự quy định: “Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng 2 phần 3 suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu như di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2 phần 3 suất đó, trừ khi họ là những người từ chối hưởng di sản hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại Điều 645 hoặc khoản 1 Điều 646 của Bộ luật này(8):

1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động”.

Giả sử sau khi người lập di chúc mất đi mà có tranh chấp về di sản thừa kế cụ thể hai người con gái không được hưởng thừa kế mà yêu cầu được hưởng một phần tài sản của bố mẹ để lại. Cụ thể nếu họ thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 điều 672 Bộ luật dân sự năm 1995 thì mỗi người sẽ được hưởng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu họ.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN