Chia di sản thừa kế của mẹ và chị
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Tôi có thắc mắc này, mong được các luật sư tư vấn thêm cho tôi rõ về quyền thừa kế (Mẹ được hưởng thừa kế của con gái). Gia đình gốc của tôi ở Tây Ninh, mẹ và chị gái của tôi sống ở huyện Gò Dầu. Năm 2011, chị gái tôi vướng phải căn bệnh ung thư và qua đời không để lại di chúc, nhưng trước đó chị tôi có tài sản là 04 mảnh đất (trong đó có 02 mảnh đất gắn liền với ngôi nhà chị ở và phòng kinh doanh Karaoke). Chị tôi có 02 người con trai, khi chị mất được 100 ngày thì anh rể tôi cũng cưới vợ khác và không có phân chia tài sản chị tôi để lại cho mẹ tôi.
Sau đó 05 tháng, thì mẹ tôi vì quá đau buồn nên cũng bị đột quỵ và mất (mẹ tôi cũng không để lại di chúc, gia tài của mẹ để lại gồm có 100m2 đất nông nghiệp và 140m2 đất thổ cư gắn liền với nhà).
Nay anh chị em tôi muốn phân chia tài sản của mẹ tôi để lại, nhưng gặp sự cản trở của các cháu (con người chị đã mất) vì các cháu cho rằng nó được hưởng quyền thừa kế của mẹ.
Thưa luật sư, các cháu tôi nói đúng, chúng nó được quyền hưởng thừa kế của mẹ, nhưng mẹ tôi cũng có quyền hưởng thừa kế của con gái mình sau khi chị tôi mất chứ. Xét ra thì số tài sản mẹ tôi được hưởng từ chị sẽ lớn hơn số tài sản mà chị (đã mất) được hưởng từ mẹ. Vì thế nên anh chị em tôi cùng thống nhất là sẽ không phân chia tài sản của mẹ tôi cho các con của chị (đã mất).
Tôi xin hỏi: anh chị em tôi giải quyết như thế có đúng với pháp luật hay không? nếu như chưa đúng mong luật sư hướng dẫn cho chúng tôi giải quyết. Xin chân thành cảm ơn
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật như sau:
Vấn đề giải quyết, phân chia tài sản thừa kế trên thực tế luôn là một vấn đề phức tạp và dễ xảy ra tranh chấp khi các bên thiếu sự hợp tác, cố tình “làm khó” nhau hoặc thiếu sự hiểu biết về pháp luật. Khi đã không thể thỏa thuận với nhau được, thì sự việc đành phải nhờ đến Tòa án phân xử, lúc đó tình cảm chắc chắn sẽ bị sứt mẻ. Vì vậy, trong mọi tình huống, tôi cho rằng cần bình tĩnh và hợp tác với nhau.
Trở lại vấn đề của chị, trước hết tôi xác định rằng người mẹ có quyền thừa kế di sản của người con gái (đã chết) để lại. Điều này được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005. Do vậy, việc người anh rể và hai cháu của chị không đồng ý chia di sản cho mẹ chị (khi mẹ chị còn sống) là không đúng pháp luật.
Theo thông tin chị trình bày, thì di sản ( khi còn sống thì gọi là tài sản) của người chị gái sẽ được chia là 4 phần và mẹ của chị được hưởng kỷ phần có giá trị bằng 1/4 phần si sản thừa kế. Đây gọi là trường hợp “chia theo pháp luật”, khi không có di chúc. Khi mẹ chị còn sống và nếu muốn hưởng di sản, mẹ chị có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án xác định mình là người thừa kế và đề nghị giải quyết chia di sản của người con gái cho mình. Tiếc rằng, mẹ chị chưa thực hiện quyền đó thì đã mất.
Về di sản của mẹ chị để lại, khi giải quyết chia thừa kế sẽ xác định hai người cháu (con của người chị gái đã mất) là người thừa kế thế vị (thay thế) - được hưởng phần di sản mà lẽ ra mẹ của hai người cháu sẽ được hưởng, nếu còn sống. Vấn đề này được quy định tại Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005. Hay nói cách khác, yêu cầu của hai người cháu là phù hợp với qui định của pháp luật.
Chính vì vậy, việc anh chị em của chị thống nhất không chia di sản của mẹ chị cho hai người cháu, theo tôi cần “xem lại” và có thể giải quyết theo cách khác.
Theo tôi, các anh chị em của chị cần tổ chức cuộc họp đại gia đình, mời hai người cháu tới tham dự và đưa ra hướng giải quyết, thỏa thuận trên tinh thần phù hợp với qui định của pháp luật.
Trước hết cần xác định di sản của mẹ chị để lại gồm những gì ? Đó là: 100m2 đất nông nghiệp + 140m2 đất thổ cư gắn liền với nhà + 1/4 suất thừa kế từ di sản của người con gái đã mất trước đó (chưa nhận được). Nay nếu chia theo pháp luật thì chia thành bao nhiêu phần, tính luôn phần thừa kế thế vị của hai người cháu (bằng 1 phần thừa kế của người chị gái nếu còn sống).
Sau khi “cân đối” thì sẽ tính ra được hai người cháu sẽ còn nhận được bao nhiêu từ di sản của bà ngoại (có thể là không còn – nếu phần được nhận nhỏ hơn hoặc bằng phần di sản của mẹ hai cháu chưa chia cho bà). Khi đó, phía chị sẽ và nên nêu rõ quan điểm với hai người cháu là nếu họ không đồng ý - thì anh chị em của chị sẽ khởi kiện để đòi 1/4 suất thừa kế từ di sản của người con gái mà mẹ chị chắc chắn được hưởng nhưng chưa được chia. ( Lúc này, anh chị em chị chính là người “thừa kế thế vị” của má chị - đối với phần di sản mà má chị được hưởng (theo luật) từ di sản của người con gái, mẹ của hai cháu).
Có lẽ khi mọi việc đã được công khai, tính toán hợp lý, thì theo tôi nghĩ hai người cháu sẽ hiểu và hy vọng mọi người sẽ đạt được sự thống nhất, hòa giải. Còn nếu vẫn không xong, thì có lẽ chỉ còn cách nhờ tòa phân xử mà thôi.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất.
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Chia di sản thừa kế
- Thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế đã hết
- Không đăng ký kết hôn có được hưởng thừa kế di sản của "chồng"?
- Quyền hưởng di sản thừa kế của con chưa thành niên
- Hiệu lực của di chúc miệng
- Thủ tục di sản thừa kế
- Thủ tục khai nhận thừa kế khi có một người thừa kế đang ở nước ngoài?
- Di sản là đất không có giấy tờ