Tư vấn thừa kế tài sản ở nước ngoài
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
1. Nếu người để lại di chúc là công dân Việt Nam (đang có hộ khẩu thường trú tại VN);
di chúc được lập tại Việt Nam; người được hưởng thừa kế theo di chúc là công dân có quốc tịch nước ngoài ; tài sản liên quan đến quan hệ thừa kế (theo di chúc này) cũng ở nước ngoài nên việc áp dụng pháp luật về nguyên tắc cần xác định như sau:
a) Theo quy định tại Điều 768 Bộ luật dân sự 2005 (BLDS) về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài thì “Năng lực lập di chúc, thay đổi và hủy bỏ di chúc phải tuân theo pháp luật của nước mà người lập di chúc là công dân” và hình thức của di chúc “phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc”.
Trong trường hợp cụ thể người lập di chúc là công dân Việt Nam và lập di chúc tại Việt Nam nên về hình thức của di chúc phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam (từ Điều 649 đến Điều 661 BLDS).
b) Tuy nhiên, tài sản liên quan đến quan hệ thừa kế (theo di chúc này) lại ở nước ngoài nên theo quy định tại Điều 766 BLDS về quyền sở hữu tài sản tại nước ngoài thì: “Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu tài sản, nội dung quyền sở hữu đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó”. Khoản 2 Điều 767 BLDS về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài cũng quy định: “Quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó”.
Như vậy, nội dung của di chúc trong trường hợp cụ thể này phải tuân theo pháp luật dân sự của nước có tài sản thừa kế . Người làm di chúc cần tìm hiểu các quy định cụ thể của luật dân sự về quyền thừa kế của người nước ngoài đối với bất động sản trên lãnh thổ nước đó.
2. Thủ tục lập di chúc: Di chúc cần được lập thành văn bản. Trong nội dung của di chúc cần thể hiện rõ một số yếu tố cơ bản như ngày, tháng, năm lập di chúc; họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; họ, tên người được hưởng di sản; di sản để lại và nơi có di sản …Do di chúc này được thực hiện ở nước ngoài nên di chúc cần được công chứng hoặc chứng thực.
3. Về thủ tục khai nhận di sản thừa kế : Như đã nêu ở trên, việc khai nhận di sản thừa kế ở nước ngoài phải tuân theo các quy định của pháp luật nước đó về thừa kế bất động sản. Người được thừa kế cần liên hệ với một tổ chức hành nghề luật sư ở nơi có tài sản để tìm hiểu và được tư vấn cụ thể.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất.
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- dịch vụ khai nhận di sản thừa kế
- kê khai di sản thừa kế
- khai nhận di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài
- luat sư giỏi
- luật sư giỏi uy tín
- luật sư giỏi uy tín giá rẻ
- tư vấn chia di sản thừa kế
- tu van luat uy tin
- tư vấn luật uy tín
- tư vấn pháp luật
- văn phòng luật sư giỏi
- van phong luat su gioi
- văn phòng luật sư giỏi tp hcm
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Hủy hợp đồng tặng cho nhà ở nhưng bên nhận tặng cho không đồng ý
- Có được ủy quyền khai nhận di sản thừa kế?
- Quy trình thủ tục khai nhận di sản thừa kế
- Thủ tục khai nhận di sản thừa kế từ cha cho con
- Văn bản khai nhận di sản thừa kế
- Thủ tục khai nhận di sản thừa kế như thế nào?
- Tư vấn thủ tục phân chia di sản thừa kế
- Tư vấn lập văn bản di chúc cho thân nhân đang sinh sống nước ngoài
- Tư vấn lập di chúc và sang tên quyền sở hữu đối với nhà cấp cho hộ gia đình
- Không có di chúc, có được thừa kế di sản riêng của vợ không?