Quyền lập di chúc thừa kế khi tài sản đang thế chấp

quyen-lap-di-chucMột trong các quyền quan trọng nhất của người sử dụng đất đó là được để lại thừa kế quyền sử dụng đất sau khi qua đời. Đây là một quyền rất quan trọng và việc thực hiện quyền này diễn ra sau khi người có tài sản không còn sống.

 

Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc rằng trong trường hợp tài sản để lại thừa kế là nhà đất nhưng đang được thế chấp, bảo lãnh để thực hiện nghĩa vụ tại các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại đồng nghĩa với việc giấy tờ tài sản là sổ đỏ đang do tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng nắm giữ thì Chủ sử dụng đất có quyền lập di chúc để lại thừa kế tài sản hay không? Trong trường hợp người đó muốn lập di chúc tại Văn phòng công chứng thì thủ tục ra sao, có tiến hành được hay không?

Để giải đáp các thắc mắc này, Văn phòng luật sư Bạch Minh sẽ tư vấn các khía cạnh pháp lý liên quan đến quyền của chủ sử dụng đất đối với việc lập di chúc và hướng dẫn cách thức lập di chúc tại Phòng công chứng.

1. Trong thời gian nhà đất đang dùng để thế chấp, bảo lãnh để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự tại các tổ chức tín dụng, ngân hàng thì chủ sử dụng đất, sở hữu nhà ở hoàn toàn có quyền để lại thừa kế thông qua việc lập di chúc nhằm định đoạt tài sản sau khi qua đời.

Quy định này được nêu rõ tại Điều 106 Luật Đất đai năm 2003 theo đó người sử dụng đất được thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định khi đáp ứng các điều kiện như: Nhà đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Đất không có tranh chấp; Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; Trong thời hạn sử dụng đất.

Cũng tại Điều 717, 718, 719 vào 720 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về quyền và nghĩa vụ của Bên thế chấp và bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất cũng không có quy định nào cấm bên thế chấp không được để lại tài sản là quyền sử dụng đất trong khi tài sản đó đang thế chấp.

2. Thủ tục lập di chúc thừa kế tại Văn phòng công chứng khi tài sản thừa kế là tài sản đang thế chấp và giấy tờ tài sản đang được Tổ chức tín dung ngân hàng nắm giữ:

Theo quy định, cơ quan công chứng trước khi chứng thực nội dung di chúc ngoài việc đánh giá tính tự nguyện, tình trạng minh mẫn của người lập di chúc sẽ tiến hành kiểm tra đối chiếu bản gốc các giấy tờ về nhân thân và các giấy tờ tài sản (đối với các tài sản mà Pháp luật quy định phải đăng ký). Trong trường hợp này, chủ sở hữu tài sản thế chấp có thể làm đơn yêu cầu tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại đang quản lý giấy tờ gốc cử người mang theo giấy tờ về nhà đất để Cơ quan công chứng kiểm tra đối chiếu. Sau khi kiểm tra đối chiếu nếu nội dung di chúc hợp pháp, kiểm tra xác nhận tính hợp pháp của các giấy tờ nhân thân, giấy tờ tài sản Cơ quan công chứng sẽ tiến hành thủ tục làm chứng di chúc theo quy định của pháp luật.

3. Phân chia tài sản thừa kế khi tài sản đó đang được thế chấp, bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ dân sự tại tại Ngân hàng.

Trước tiên, phải khẳng định Hợp đồng thế chấp, bảo lãnh là hợp đồng dân sự theo đó các quyền và nghĩa vụ cũng như các trường hợp chấm dứt hợp đồng được quy định rất cụ thể tại Bộ luật dân sự năm 2005 theo đó: Sau khi người có tài sản dùng để thế chấp, bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ chết, Hợp đồng dân sự sẽ chấm dứt hiệu lực theo Điều 424 Bộ luật dân sự năm 2005.

Về trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thế chấp, bảo lãnh được quy định tại Khoản 1, Điều 637 Bộ luật Dân sự theo đó Những người hưởng thừa kế tài sản theo di chúc có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Theo đó, người nhận thừa kế phải kế thừa nghĩa vụ của người để lại di sản, hoàn thành nghĩa vụ thế chấp.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN