Thừa kế đất đai khi không có di chúc thế nào là đúng luật?
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Bố mẹ tôi hiện giờ có một mảnh đất 666m2 mang tên GCN QSDD là bố tôi và mẹ tôi từ trước năm 1970 đến giờ. Bố tôi có 3 người em trai, nhưng vừa qua giá đất thay đổi nhiều so với những năm trước thì các người em của bố tôi về đòi chia mảnh đất đó cho họ (vì 3 người đó nói là đất của ông bà để lại)
nhưng theo bố tôi nói thì từ trước đến giờ mảnh đất này là GCN QSDD là của bố, mẹ tôi. Vậy, tôi muốn hỏi mảnh đất đó có chia cho các em của bố tôi không? Sau này người thừa kế mảnh đất đó là ai? Xin cho tôi hỏi để nắm rõ và biết thêm về luật. Xin cảm ơn!
Chào bạn !
TLLAW.VN xintư vấn pháp luật như sau:
Như bạn nói, giấy chứng nhận quyền sử dụng của mảnh đất 666m2 này mang tên bố mẹ bạn và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này được cấp từ năm 1970. Như vậy, đất này là tài sản của bố mẹ bạn. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chính là chứng thư pháp lý cao nhất do nhà nước cấp cho người sử dụng đất.
Giấy này mang tên bố mẹ bạn, do đó, các em của bố bạn không có quyền đòi chia phần trong diện tích đất này.
Về vấn đề thừa kế mảnh đất:
Như đã nói ở trên, đất này là tài sản của bố mẹ bạn, bố mẹ bạn có thể viết di chúc để lại cho đất cho ai đó sau khi hai người mất. (người hưởng không nhất thiết là con cái, anh chị em....).
Trong trường hợp sau này không may bố mẹ bạn mất đi mà không để lại di chúc, khi đó, tài sản của bố mẹ bạn (trong đó bao gồm cả quyền sử dụng 666m2 đất nói trên) sẽ trở thành di sản thừa kế và được chia theo pháp luật.
Theo quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự về người thừa kế theo pháp luật:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luậttốt nhất
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- dịch vụ soạn thảo di chúc
- luat sư giỏi
- luật sư giỏi uy tín
- luật sư giỏi uy tín giá rẻ
- soạn thảo di chúc thừa kế
- tư vấn di chúc
- tư vấn lập di chúc
- tu van luat uy tin
- tư vấn luật uy tín
- tư vấn pháp luật
- tư vấn soạn thảo di chúc
- van phong luat su gioi
- văn phòng luật sư giỏi
- văn phòng luật sư giỏi tp hcm
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Thủ tục nhận thừa kế theo di chúc
- Đăng ký di sản thừa kế có phải làm lại giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà
- Tư vấn quyền từ chối nhận di sản của người thừa kế
- Di sản thừa kế của Chồng đã chết sang vợ
- Đã nhượng quyền thừa kế từ năm 1985, nay có được đòi chia di sản không?
- Không có di chúc, tài sản thừa kế được chia thế nào
- Luật thừa kế tài sản khi không có di chúc
- Tư vấn về việc phân chia di sản thừa kế
- Hướng dẫn việc phân chia tài sản thừa kế
- Luật Sư tư vấn về sự thừa kế tài sản