Cháu có được hưởng thừa kế di sản của ông nội?
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Cha chồng tôi chết trước khi tôi về sống tại nhà chồng (năm 1979). Cha mẹ chồng tôi có để lại hai căn nhà. Sau đó tôi bị gia đình chồng tôi đuổi năm mẹ con tôi ra khỏi nhà. Năm 1997 mẹ chồng tôi bán một căn nhà không chia tiền cho mẹ con tôi. Năm 2003 vợ chồng tôi ly hôn nhưng không phân chia tài sản, một năm sau chồng cũ của tôi chết.
Tôi muốn biết tôi và các con có thể hưởng phần tiền căn nhà đã bán và từ căn nhà còn lại của cha mẹ chồng tôi không?
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt như sau:
Điều 679 Bộ luật Dân sự quy định người thừa kế theo pháp luật theo thứ tự sau đây: hàng thừa kế thứ nhất gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Trường hợp của bà Thanh, khi cha chồng bà chết, chồng bà còn sống và quan hệ hôn nhân vợ chồng bà còn tồn tại nên về nguyên tắc việc thừa kế di sản của cha chồng bà sẽ thực hiện theo di chúc hoặc theo pháp luật. Nếu cha chồng bà có di chúc và di chúc có hiệu lực pháp luật thì việc thừa kế được chia theo di chúc. Nếu cha chồng bà không có di chúc thì việc thừa kế sẽ chia theo pháp luật, khi đó chồng bà được xác định là một trong các đồng thừa kế, còn bà và các con chung không được xác định là các đồng thừa kế đối với di sản của cha chồng bà. Tài sản của chồng bà được thừa kế từ cha chồng bà là tài sản riêng của chồng bà.
Về nguyên tắc, khi quan hệ hôn nhân chấm dứt rồi chồng của của bà mới chết thì bà không được thừa kế di sản theo pháp luật của chồng cũ với tư cách là vợ. Nếu tài sản chung của vợ chồng bà chưa được giải quyết khi ly hôn mà bà có tranh chấp thì đề nghị bà khởi kiện ra tòa.
Đối với khối di sản của chồng cũ của bà, nếu ông ta có di chúc thì việc chia di sản sẽ thực hiện theo di chúc. Khi đó, nếu các con chung có người con còn dưới 18 tuổi thì dù không được ghi tên hưởng di sản trong di chúc vẫn được hưởng ít nhất bằng 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật. Nếu chồng cũ của bà không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì các con của bà là những đồng thừa kế di sản của chồng cũ của bà cùng với mẹ chồng cũ của bà và vợ, con khác của chồng cũ của bà (nếu có). Nếu các đồng thừa kế không thỏa thuận được về việc chia di sản thì các con của bà có qiền kiện ra tòa để yêu cầu tòa giải quyết.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- lập di chúc thừa kế
- luat sư giỏi
- luật sư giỏi uy tín
- luật sư giỏi uy tín giá rẻ
- tư vấn chia thừa kế
- tư vấn di chúc thừa kế
- tư vấn lập di chúc
- tu van luat uy tin
- tư vấn luật uy tín
- tu van phap luat
- tư vấn pháp luật
- tư vấn soạn thảo di chúc
- tư vấn thừa kế
- văn phòng luật sư giỏi
- van phong luat su gioi
- văn phòng luật sư giỏi tp hcm
- van phong luat su uy tin
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Hạn chế quyền yêu cầu chia di sản thừa kế của vợ, chồng khi một bên chết
- Chia tài sản thừa kế trong trường hợp một người con ở nước ngoài ?
- Lập di chúc có bắt buộc có chữ ký của các con không?
- Di chúc kèm băng ghi âm có giá trị ?
- Chưa đăng ký kết hôn có được hưởng thừa kế của chồng?
- Chia đất đai, tài sản khi chủ sở hữu qua đời mà không để lại di chúc
- Việt kiều đang ở nước ngoài có được nhận di sản của cha để lại?
- Di chúc có chứng nhận của nhiều thành viên gia đình có hợp pháp?
- Có được thừa kế di sản của cha dượng?
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, có được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất?