Khai nhận di sản thừa kế trong trường hợp có người thừa kế chưa thành niên
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Theo quy định tại Điều 20 Bộ luật Dân sự về năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi thì:
- Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác.
- Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Theo quy định trên thì người con chưa thành niên không thể tự mình xác lập, thực hiện việc phân chia di sản thừa kế với những đồng thừa kế khác, mà phải thực hiện thông qua người đại diện là bố hoặc mẹ của cháu. Như vậy, trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, người cha (mẹ) sẽ tham gia đồng thời với hai tư cách: một là chính mình với tư cách là người được hưởng di sản thừa kế của vợ, hai là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên.
Tuy nhiên khoản 5 Điều 144 Bộ luật Dân sự về phạm vi đại diện có quy định: Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Theo quy định này thì trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, người chồng không thể đại diện cho con chưa thành niên để tặng cho phần di sản của các con cho chính mình được (người đại diện xác lập giao dịch với chính mình).
Có thể thực hiện theo hai cách thức sau đây:
- Hoặc làm văn bản khai nhận di sản thừa kế (quy định tại Điều 58 Luật Công chứng): Theo đó, người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.
- Hoặc, vẫn có thể lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo quy định tại Điều 57 Luật Công chứng: Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì họ có quyền yêu cầu công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản. Trong văn bản thoả thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần quyền hưởng di sản của mình cho người thừa kế khác. Phần di sản thừa kế của con chưa thành niên sẽ được giữ nguyên, không tặng cho ai.
Pháp luật đã có những quy định cụ thể, chặt chẽ về vấn đề con chưa thành niên hưởng di sản thừa kế.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ , tư vấn pháp luật tốt nhất
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- dịch vụ di chúc thừa kế
- hợp thức hóa di sản thừa kế
- kê khai di sản thừa kế
- luat sư giỏi
- luật sư giỏi uy tín
- soạn thảo di chúc thừa kế
- tư vấn di chúc thừa kế
- tư vấn luật
- tu van luat
- tu van luat uy tin
- tư vấn pháp luật
- tư vấn tặng cho di sản thừa kế
- van phong luat su gioi
- văn phòng luật sư giỏi
- văn phòng luật sư giỏi tp hcm
- van phong luat su uy tin
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Tư vấn chia thừa kế theo di chúc
- Giải quyết việc tranh chấp đất đai cá nhân với nhau
- Luật sư tư vấn thừa kế không di chúc
- Người thừa kế chết trước người lập di chúc, di sản chia thế nào?
- Tư vấn thủ tục đăng ký khai nhận thừa kế tại xã, phường
- Quy định của pháp luật về lập di chúc thừa kế tài sản
- Di chúc của Ba tôi có hợp pháp không?
- Có phải chia thừa kế hai lần không?
- Vấn đề thừa kế tài sản có yếu tổ nước ngoài
- Để lại di sản và tặng cho tài sản trong trường hợp con đã ly thân vợ