Thừa kế khi không có di chúc

thua-ke-ko-di-chucÔng bà tôi mất năm 1968, có để lại 1 lô đất 500m2 nhưng không có di chúc. Sau đó chú tôi chuyển lô đất sang quyền sở hữu của chú nên bố tôi và các cô có gửi đơn kiện về việc này. Do thời hiệu khởi kiện đã hết nên Tòa án hướng dẫn gia đình yêu cầu cơ quan quản lý thu hồi sổ đỏ của chú và mọi người ký vào biên bản xác nhận tài sản chung của ông bà để lại.

Mọi việc đã xong nhưng khi chia tài sản chung thì chú tôi không hợp tác. Nay bố và các cô tôi nộp đơn yêu cầu tòa án can thiệp. Việc làm này của bố tôi và các cô có đúng không? Ông nội tôi có 1 con riêng đã mất (nhưng người mất vẫn còn con) nhưng khi nộp đơn chia tài sản thì bố tôi không nhắc đến người con riêng này. Vậy bố tôi có bị truy tố về tội bỏ sót người thừa kế không? Giấy tờ nào có thể chứng minh người đã mất là con ngoài giá thú của ông tôi. Tôi xin cảm ơn luật sư.

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

Ông bà bạn mất không để lại di chúc, trong gia đình bạn không tự thỏa thuận với nhau về vấn đề thừa kế, tuy nhiên vấn đề khởi kiện thừa kế đã hết nên chỉ khởi kiện với tranh chấp tài sản thông thường. Việc phân định tài sản thì căn cứ:

Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Người con riêng của ông bạn cũng được tính theo hàng thừa kế thứ nhất, tuy nhiên con riêng của ông bạn đã chết thì theo quy định tại Điều 677, Bộ luật dân sự thì con của người mất tức là cháu của ông bạn sẽ được hưởng suất của người con riêng đó.

Điều 677. Thừa kế thế vị

Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Như vậy, di sản để lại sẽ chia đều cho các con và người cháu riêng của ông bạn, việc bố bạn không khai báo người con riêng của ông bạn thì chưa có luật cụ thể điểu chỉnh vấn đề này nên bố bạn có thể khai báo bổ sung người con riêng đó. Và khi mỗi người được hưởng suất như nhau.

Việc chứng minh con ngoài giá thú thì có thể căn cứ vào giấy khai sinh

-Giấy khai sinh ghi rõ phần tên của ông bạn là cha của người con riêng, mặc dù hai người trong giấy tờ khai sinh cho con không phải là vợ chồng, nhưng người con riêng vẫn là con đẻ của ông bạn và vẫn được hưởng thừa kế ở hàng thứ nhất.

-Trong trường hợp giấy khai sinh không ghi họ tên người cha là ai thì cần phải có các chứng cứ đồ vật hoặc giấy tờ có thể chứng minh cha con, hoặc có biên bản giảm định AND.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ , tư vấn pháp luật tốt nhất

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN