Tư vấn quy định về thủ tục phân chia di sản thừa kế

tu-van-quy-dinh-ve-thu-tuc-phan-chia-di-san-thua-keXin Luật sư tư vấn giúp tôi về trình tự, tthủ tục pháp lý để thực hiện việc phân chia di sản thừa kế, cụ thể là quyền sử dụng đất trong hộ gia đình cá nhân, tài sản là bìa đỏ cấp cho Hộ ông Nguyễn Văn A từ nam 2000, ông A chết năm 2010 không để lại di chúc,

Nay để phân chia di sản thừa kế theo quy định của Pháp Luật thì cần tiến hành theo những trình tự ra sao, các loại giấy tờ cần có để thực hiện hồ sơ tai phòng công chứng hay chứng thực tại UBND cấp xã như thế nào, sau khi chứng thực tu pháp có cần phải niêm yết công khai việc phân chia di sản thừa kế trong hộ gia đình đó không, sau khi hoàn thiện hồ sơ thì những giấy tờ gì cẩn phải nộp lên cơ quan tài nguyên môi trường (có cần danh sách niêm yết công khai và kết thúc công khai không) để làm thủ tục nhận tài sản thừa kế theo quy định để đảm bảo tính pháp lý, chặt chẽ trong quá trình làm thủ tục phân chia di sản thừa kế đến quá trình giải quyết thủ tục cho người nhận di sản của cơ quan quản lý đất đai.

Xin quý Luật sư viện dẫn giúp tôi các điều khoản luật có liên quan cụ thể (dân sự, công chứng, chứng thực, luật đất đai...)

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

Theo như thông tin bạn cung cấp thì Giấy chứng nhận này được cấp cho Hộ gia đình ông A. Như vậy, theo quy định của pháp luật thì quyền sử dụng đất này là tài sản chung của cả hộ gia đình ông A.

Để xác định hộ gia đình ông A gồm những ai trong giấy chứng nhận thì cần phải căn cứ vào sổ hộ khẩu hoặc xác nhận của cơ quan công an hoặc xác nhận của phòng tài nguyên môi trường.

Năm 2010, ông A chết không để lại di chúc, theo quy định của pháp luật thì cần phải tiến hành khai nhận di sản thừa kế của ông A. Tuy nhiên, di sản thừa kế của ông A được bao nhiêu trong quyền sử dụng đất này thì cần phải xác định hộ gia đình ông A tại thời điểm cấp giấy chứng nhận gồm mấy người. Ví dụ: gồm 3 người là vợ chồng ông A và con ông A thì di sản thừa kế của ông A là 1/3 quyền sử dụng đất đó.

Theo quy định tại điểm a, khoản 1,Điều 676 Bộ Luật Dân sự 2005 quy định về những người thừa kế theo pháp luật: " Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết".

Bạn liên hệ với cơ quan công chứng để làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế của ông A. Cần cung cấp cho cơ quan công chứng giấy tờ sau:

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Giấy xác nhận của cơ quan công an hoặc sổ hộ khẩu tại thời điểm được cấp giấy chứng nhận để xác định hộ gia đình trong giấy chứng nhận gồm mấy người;

- Giấy chứng tử của ông A;

- Giấy chứng tử của bố mẹ ông A (nếu như bố mẹ ông A chết trước ông A);

- Giấy khai sinh của ông A;

- Giấy đăng ký kết hôn của vợ chồng ông A;

- Giấy khai sinh của con ông A;

- Chứng minh thư và hộ khẩu của những người này.

Cơ quan công chứng sẽ lập văn bản thông báo về việc khai nhận di sản thừa kế. Thông báo này được niêm yết trong thời hạn 15 ngày tại trụ sở UBND xã phường - nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản và nơi có di sản để lại. Hết thời gian niêm yết công khai, nếu không có tranh chấp, khiếu nại thì cơ quan công chứng sẽ cho gia đình bạn ký Văn bản khai nhận di sản thừa kế.

Sau khi có văn bản khai nhận di sản thừa kế được công chứng, bạn nộp tại bộ phận tiếp nhận giải quyết các thủ tục hành chính của UBND quận huyện:

- Đơn xin đăng ký biến động đất đai;

- Bản chính giấy chứng nhận quyền sử đụng đất;

- 02 bản chính Văn bản khai nhận di sản thừa kế;

- chứng minh thư, hộ khẩu của những người được hưởng di sản thừa kế;

- Tờ khai lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân.

Cơ quan Nhà nước tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho bạn.

Hãy nhấc máy gọi 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất. TLLAW.VN luôn có đội ngũ luật sư giỏi, luật sư uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của Trí Tuệ Luật ”